tháng 8 2013 - Anh van thieu nhi | I-CLC
đồng hồ online - mua dong ho - Shop đồng hồ nữ - Đồng hồ nam giá rẻ

Làm sao để trẻ thích học tiếng Anh

Anh văn thiếu nhi - Câu hỏi: làm sao để trẻ thích học tiếng Anh đã trở thành mối quan tâm của ngày càng nhiều các bâc phụ huynh. Bởi hiện nay, Tiếng Anh là một ngoại ngữ rất cần thiết và hữu ích cho mỗi chúng ta. Nó như là một hành trang quan trọng của mỗi trí thức trẻ. Vì thế, đã có nhiều phụ huynh khuyến khích trẻ em học tiếng Anh ngay từ nhỏ.
Đó là một điều tốt vì khi còn nhỏ, trẻ sẽ học tiếng Anh như một phản xạ tự nhiên tương tự với tiếng mẹ đẻ. Nhưng nếu học không đúng cách, không chuẩn ngay từ đầu thì cũng sẽ gây ra những hậu quả nặng nề hơn. Bạn hãy cân nhắc kỹ trước khi chọn thầy, chọn sách và áp dụng một số biện pháp khuyến khích trẻ nhé!
Làm sao để trẻ yêu tiếng Anh và thích học tiếng Anh
 
Làm sao để trẻ thích học tiếng Anh, tre thich hoc tieng anh
1 cuốn sách có nhiều tranh ảnh sinh động ngộ nghĩnh sẽ khiến bé hứng thú học tiếng Anh

Thông qua các giáo trình có họa tiết đẹp, các bộ phim hoạt hình, các trò chơi, quảng cáo, các đồ dùng quanh nhà… làm cho trẻ con hứng thú với các dòng chữ, âm thanh khác lạ của trẻ. Chơi trò chơi và tập hát theo phim, theo đĩa, theo ca sĩ… dạy trẻ hát các bài hát tiếng Anh đơn giản phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

Hơn nữa, tạo môi trường để trẻ giao tiếp bằng tiếng Anh như trong cuộc sống hàng ngày cha mẹ có thể hỏi trẻ gọi tên các đồ vật bằng tiếng Anh như thế nào? Nếu cha mẹ học tốt ngoại ngữ và tính cực dùng ngoại ngữ để giao tiếp với trẻ luyện giao tiếp và tăng vốn từ cho trẻ là cách rất tốt để trẻ học tốt môn ngoại ngữ. Bên cạnh đó cần tạo cơ hội cho trẻ nói chuyện với người bản ngữ. Có như vậy mới cho trẻ thấy được tầm quan trọng của học tiếng Anh và khả năng ngôn ngữ của các em mới phát triển được.

Hãy quan tâm tới những gì con bạn học ở trường. Sau mỗi bài học nên hỏi con bạn về bài các cháu được học, thậm chí bạn có thể đề nghị cháu dạy cho bạn một vài từ mới. Khi trẻ có những tiến bộ thì cha mẹ cần kịp thời động viên, khen thưởng khuyến khích trẻ. Muốn học tiếng Anh tốt, ngoại ngữ pháp thành thạo, trẻ còn cần nghe nói một cách lưu loát nên việc thực hành tiếng Anh rất quan trọng. Cha mẹ có thể tạo môi trường học tập cho con như tổ chức các nhóm bạn cùng học tiếng Anh, tổ chức các câu lạc bộ tiếng Anh cho trẻ sinh hoạt thông qua những trò chơi, những bài hát, những câu chuyện kể, những lần giao tiếp… qua đó kích thích trẻ học tiếng Anh và vận dụng tiếng Anh vào cuộc sống.
 

Các bé sẽ thích học tiếng Anh hơn trong môi trường có nhiều hoạt động phong phú
được tổ chức khoa học cùng bạn bè và giáo viên bản ngữ

Giúp trẻ tự tin khi học tiếng Anh

Không làm cho trẻ sợ hay ngại nói tiếng Anh vì lo mình nói bị sai. Khuyến khích các em đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết tiếng Anh. Chính sự mạnh dạn sẽ giúp trẻ học tốt tiếng Anh. Dạy các em biết cách hỏi lại hoặc đề nghị người nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa. Mặt khác, giờ học tiếng Anh luôn phải sôi nổi và tạo tâm lí nhẹ nhàng, không gò bó về điểm số, đánh giá kết quả học tập.

Với những chia sẻ trên đây, Cleverlearn hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công, sớm định hướng cho các bé yêu thích học môn tiếng Anh từ nhỏ!
 

4 quan điểm sai lầm trong việc học tiếng anh của trẻ

1. Trẻ học tiếng Anh quá sớm có thể dẫn đến rối loạn ngôn ngữ
Trong não bộ chúng ta, đa số vùng ngôn ngữ nằm chủ yếu trên bán cầu não trái. Não bộ được cấu tạo theo cách, tất cả những người bình thường, dù là ở nước nào, đều có khả năng học được nhiều ngoại ngữ, kể cả học cùng lúc. Dù là trẻ sơ sinh, các em cũng đã có khả năng đó và học ngôn ngữ theo cách nghe, quan sát, tiếp nhận và nhớ ngôn ngữ. Các bà mẹ chính là những người tác động lớn nhất tới trẻ trong quá trình trẻ nói thứ tiếng đầu tiên của mình.
Tiến sĩ Elaine Schneider, chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu tâm lý trẻ em tại Đại học Nova Southeastern University (Mỹ,) cho biết cần phải phân biệt rạch ròi giữa rối loạn ngôn ngữ và sự nhầm lẫn trong sử dụng ngôn ngữ. Khi một đứa trẻ đang học hai ngôn ngữ, chúng có thể dùng lẫn lộn. Đây là điều hoàn toàn bình thường, không có gì là rối loạn. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên khuyến khích trẻ giảm dần sự pha trộn này, nhưng không có gì là báo động.
Thêm vào đó, những nghiên cứu khoa học của các giáo sư tại Đại học Washington (Mỹ) đã chứng minh rằng, trẻ học ngôn ngữ thứ hai sớm không những có khả năng phát âm chuẩn xác mà còn có khả năng tập trung chú ý tốt hơn, phát triển khả năng quan sát và phân tích, từ đó tư duy của trẻ cũng được phát triển.
2. Trẻ cứ học tiếng Anh sớm là giỏi
Theo nhiều nghiên cứu, trẻ càng được tiếp xúc với tiếng Anh sớm thì khả năng nắm bắt ngôn ngữ càng tốt vì càng nhỏ tuổi, trẻ càng ít bị lệ thuộc và chi phối bởi các cách giải thích ngữ pháp và sự tư duy về ngôn ngữ đã được định hình. Tuy nhiên, không phải trẻ cứ học sớm là giỏi! Các bậc phụ huynh cần nhớ là hiệu quả của việc học tiếng Anh còn phụ thuộc rất lớn vào tần suất tiếp xúc và môi trường tiếng Anh xung quanh trẻ.
3. Cha mẹ không thạo ngoại ngữ thì không thể giúp con học tiếng Anh
Với quan điểm này, các vị phụ huynh đã vô tình làm giảm vai trò quan trọng của mình.
Hiện nay có rất nhiều website, công cụ học tiếng Anh trực tuyến có chức năng tự động chấm điểm, sửa và tổng hợp lỗi sai với mục đích giúp các em nhớ lâu, hiểu nhanh. Vì vậy, các bậc cha mẹ không thạo tiếng Anh cũng có thể nắm được tình hình của con bằng các công cụ trên để rồi giúp con tập trung học hành. Phụ huynh muốn con giỏi tiếng Anh nên tạo nhiều cơ hội để con được tiếp xúc với tiếng Anh hàng ngày như nghe nhạc, xem phim có phụ đề tiếng Việt, chơi các trò chơi…
 4. Ép trẻ học với cường độ căng thẳng
Nhiều bậc phụ huynh vì muốn con mình nhanh tiến bộ nên áp dụng cho con một lịch học dày đặc, không chỉ đến các trung tâm mà còn thuê cả gia sư kèm cặp. Theo ý kiến các chuyện gia, việc phụ huynh ngày càng quan tâm đến việc học ngoại ngữ cho trẻ là điều rất đáng khích lệ, nhưng điều quan trọng không kém là việc các ông bố bà mẹ cần tránh gây áp lực tâm lý cho trẻ trong quá trình học tập vì nguyên tắc hàng đầu khi học ngoại ngữ là phải tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, yêu thích một cách chủ động chứ không nên tạo sự căng thẳng hay ép buộc trẻ.
Có nhiều phương pháp để dạy cho trẻ. Đặc điểm lứa tuổi này là thích nói về bản thân, gia đình, thích những cuốn sách nhiều tranh vẽ, màu sắc, thích làm thủ công, vẽ, thích nghe hát và hát để gây chú ý của mọi người, thích ăn quà, vui chơi và được nghe đọc sách truyện. Cho nên, bố mẹ nên tận dụng điều này để giúp trẻ học tiếng Anh tốt hơn thông qua các bài hát, các câu chuyện đơn giản. Sử dụng các hình thức này sẽ giúp trẻ quan tâm và yêu thích việc học một ngôn ngữ mới đồng thời giúp trẻ có được sự tự tin bởi trẻ đang học theo cách vui vẻ và thoải mái.

 

Phương pháp dạy trẻ học Tiếng Anh ở nhà phần 2

Bài viết trước phần nào đã giới thiệu phương pháp dạy trẻ học Tiếng Anh ở nhà trong giai đoạn trẻ học nói những năm đầu đời. Trong phần 2 này, chúng tôi tiếp tục giới thiệu các phương pháp dạy trẻ nói tiếng Anh trong những năm tiếp theo.

2. Sử dụng tiếng Anh hàng ngày

Bằng cách sử dụng tiếng Anh đơn giản và nhắc đi nhắc lại nhiều lần, bạn có thể giúp đỡ trẻ bắt đầu có suy nghĩ bằng tiếng Anh thông qua các hoạt động trong gia đình, nơi mà trẻ cảm thấy an toàn và có thể nhận thức được điều gì đang diễn ra như trò chơi hoặc vần điệu. Trẻ có thể sử dụng vốn tiếng Anh trẻ em của mình để:
  • Nói về bản thân hoặc những điều gì trẻ thích: ‘I like; I don’t like… ’
  • Những điều gì mà trẻ đã làm: ‘I went to; I saw…; I ate…’
  • Điều mà trẻ hay những người khác cảm nhận:  ‘I am sad; she’s cross …
 

Giúp trẻ có những suy nghĩ bằng tiếng Anh thông qua các hoạt động hàng ngày

Bạn có thể giúp trẻ cùng đọc những quyển truyện tranh hoặc thiết kế những quyển sách riêng cho trẻ để trẻ có thể tự mình sáng tạo. Khi trẻ đã học được tiếng Việt thuần thục, trẻ có thể chuyển đổi một ít ngôn ngữ trong nhiều tình huống khác nhau. Nếu như bạn sử dụng hoặc chuyển đổi các cụm từ tiếng Anh cùng cách như vậy, thì trẻ có thể nhanh chóng học theo và sử dụng chúng.

Khi trẻ muốn thực hành những kiến thức đã học ở trường, bạn có thể sử dụng những cụm từ ‘What’s your name?’ ‘How old are you?’ ‘What’s this?’ ‘That’s a pencil’ để dạy trẻ. Bạn có thể sử dụng một con búp bê hoặc một thứ đồ chơi nào đó, bạn sẽ hỏi bằng tiếng Anh và giả vờ đóng vai là đồ chơi đó và trả lời câu hỏi mà bạn vừa đặt ra.

Khi trẻ nói thành thạo, trẻ có thể sử dụng một vài từ tiếng Việt trong câu nói tiếng Anh như ‘He’s eating a quả mận’ bởi vì trẻ không biết nghĩa tiếng Anh của từ “quả mận” là gì cả. Trong trường hợp như vậy, bạn nên nhắc lại nguyên cả cụm từ tiếng Anh đấy cho trẻ để trẻ có thể nhớ và sử dụng thêm từ mới ‘He’s eating a plum.’ ‘A plum.’

3.  Tiết học tiếng Anh ở nhà

Nếu như trẻ có cơ hội tiếp xúc với tiếng Anh thường xuyên thì khả năng và lượng tiếp thu kiến thức của trẻ sẽ khá hơn nhiều. Chỉ với 2 tiết học mỗi ngày, mỗi tiết học có thể kéo dài từ 3 – 10 phút sẽ đưa trẻ vào một môi trường nói tiếng Anh thực thụ. Chính vì vậy, việc sắp xếp quỹ thời gian quý báu của bạn là điều quan trọng đầu tiên mà các bậc làm cha làm mẹ cần thực hiện.

Trẻ sẽ cảm thấy yêu và háo hức với các tiết học này bởi trẻ có thể cảm nhận được rằng đây là khoảng thời gian đặc biệt mà trẻ “sở hữu” hoàn toàn sự chú ý của bạn nếu như bạn tập trung hoàn toàn vào tiết học ngắn ngủi đó mà không bị phân tán bởi bất cứ vấn đề gì.
 

Nên có những tiết học tiếng Anh ở nhà nơi phụ huynh cùng học với trẻ

Trẻ có tư duy logic rất cao: vì thế trẻ cần có một lý do để học nói tiếng Anh bởi vì trẻ nhận thức được rằng cả trẻ và bạn đều có thể nói được tiếng Việt, và trẻ sẽ cảm thấy khó khăn khi chuyển từ tiếng Việt sang tiếng Anh, vì vậy bạn cần phải dẫn dắt và đưa trẻ vào tiết học thật tự nhiên ‘In three minutes we are goingto have our English time’ và tạo môi trường cho một tiết học tiếng Anh thực sự: ‘Let’s sit on the sofa. Now, let’s talk in English.’. Bạn có thể mở đầu tiết học bằng các câu chuyện, bài hát, câu gieo vần  bằng tiếng Anh trước khi giới thiệu hoạt động chính cho tiết học đó. Bạn nên lưu ý rằng: trẻ sẽ cảm thấy thích thú hơn khi hiểu trẻ sắp tham gia cái gì? hoạt động đó như thế nào? Chính vì vậy bạn có thể giới thiệu bằng tiếng Việt về hoạt động đó, hoặc bạn sử dụng tiếng Anh và dịch sang tiếng Việt cho trẻ hiểu.

Bạn không nên đánh giá thấp khả năng hiểu của trẻ; bởi vì trẻ có thể hiểu nhiều hơn là những gì trẻ có thể nói bằng tiếng Anh. Đối với tiếng Việt, trẻ quen với việc chỉ hiểu một số từ mà trẻ nghe thấy và quan sát cách thể hiện, ngôn ngữ cơ thể và những câu chuyện xung quanh để đấn nghĩa. Thế nhưng, cùng với sự dẫn dắt của bạn, trẻ có thể sử dụng những kỹ năng đó trong việc học tiếng Anh và đoán nghĩa các từ bằng tiếng Anh. Khi phương pháp mà ngôn ngữ được giới thiệu cùng một lúc, bạn có thể dịch ngay cho trẻ, có thể thì thầm với trẻ, bằng tiếng Anh. Nếu như việc dịch được thực hiện hơn 2 lần, trẻ có thể quen với việc bạn dịch cho trẻ hiểu hơn là trẻ tự phỏng đoán để hiểu tiếng Anh. Như vậy, không nên quá lạm dụng vào phương pháp dịch đối với trẻ.

4. Động viên và khuyến khích trẻ

Trẻ luôn mong đợi sự khuyến khích và động viên từ bạn bởi trẻ muốn cảm thấy mình đã học được điều gì và mỗi ngày trẻ sẽ tiến bộ hơn. Hỗ trợ, động viên và khuyến khích trẻ thường xuyên từ bố mẹ hay những người thân xung quanh sẽ giúp trẻ tự tin hơn và cố gắng vươn lên. Bạn có thể thường xuyên sử dụng những câu như: ‘That’s good.’ ‘I like that.’ ‘Well done!’
 
Biên tập: Thanh Hải
 

Phương pháp dạy trẻ học Tiếng Anh ở nhà phần 1

Anh văn thiếu nhi - Cha mẹ cần có những phương pháp dạy trẻ học Tiếng Anh ở nhà bởi trong hai năm đầu tiên của cuộc đời, trẻ bị ảnh hưởng chủ yếu cách sử dụng ngôn ngữ của bạn. Chính vì vậy, là những người bố người mẹ có kiến thức căn bản tiếng Anh, bạn có thể hỗ trợ trẻ học nói tại nhà thông qua nhiều cách thức khác nhau.

Bạn có thể lo lắng về khả năng và ngữ điệu của chính bạn trong cách sử dụng tiếng Anh. Trẻ có những khả năng đặc biệt để sửa đổi và điều chỉnh giọng nói của trẻ để sử dụng tiếng Anh với những vật thể hay nói về môi trường xung quanh trẻ. Trẻ nhỏ cần nhận thức và cảm nhận được rằng “I can speak English” – Con có thể nói tiếng Anh hay “I like English” – Con thích tiếng Anh, chính vì vậy sự hỗ trợ của bạn có thể giúp trẻ thành công trong bài học tiếng Anh đầu đời.
 

Cha mẹ là những người hiểu con cái thích gì nhất

Tại sao sự hỗ trợ của bạn lại là món quà lớn nhất đối với trẻ:

-       Bạn là người có thể đầu tư và dành nhiều thời gian cho trẻ

-       Bạn luôn ở bên cạnh trẻ và có điều kiện lồng các bài học, câu chuyện tiếng Anh khá thú vị cho mọi tình huống và trẻ có thể dễ dàng tiếp thu bài học trong điều kiện như vậy.

-       Bạn có thể điều chỉnh độ dài của mỗi bài học tiếng Anh và lựa chọn những hoạt động phù hợp với sở thích và yêu cầu của trẻ, để trẻ có thể thích thú tham gia bài học.

-       Bạn là hiểu trẻ sâu sắc và nhận biết được trẻ phù hợp với chương trình nào, và trẻ tiếp thu tiếng Anh theo phương pháp nào là hiệu quả nhất.

-       Bạn là người có thể đọc được tâm trạng củ trẻ tốt nhất, như vậy có thê lựa chọn cách thức phản ứng phù hợp với trẻ. Trẻ còn rất non nớt để tiếp thu một ngôn ngữ mới bên cạnh tiếng mẹ đẻ và có thể trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tập trung cho việc học. Chính vì vậy, bạn là người có thể biết khi nào “nên” hay “không nên” để truyền đạt kiến thức cho trẻ.

-       Bạn có thể tập trung tạo nhiều niềm vui cho trẻ, đồng thời có thể giới thiệu văn hóa nước Anh vào cuộc sống gia đình, đây cũng là cơ hội để trẻ mở rộng tầm nhìn về văn hóa của đất nước cũng như của nước Anh

Trong môi trường của cuộc sống gia đình, bạn sẽ có rất nhiều phương pháp để dạy trẻ học nói tiếng Anh, mỗi phương pháp đều mang tính đặc thù và có những ưu điểm riêng nổi bật.

Phương pháp dạy trẻ học Tiếng Anh trong những năm đầu đời

Một số bậc phụ huynh có thể cảm thấy hơi ngại ngùng khi trở thành “diễn viên” trong vở kịch dạy trẻ học tiếng Anh. Tuy nhiên, trẻ có thể tiếp thu tiếng Anh dễ dàng khi những bài học nhỏ đó diễn ra khá tự nhiên ngay trong chính ngôi nhà của mình. Các bạn có thể dẫn dắt trẻ vào các bài học với giọng nói thật nhẹ nhàng, đầy tính quan tâm và ngôn ngữ đơn giản qua các hoạt động.

Bạn có thể diễn giải to rõ ràng điều gì đang xảy ra mà bạn muốn trẻ làm gì: ‘Let’s put it here.’ ‘There.’ ‘Look. I’ve put it on the table.’ ‘Which one do you like?’ Sau khi để trẻ đủ nghe, bạn có thể ngừng hỏi và trẻ sẽ trả lời  ‘Oh, I like this one.’ ‘The red one’.Bạn có thể thường xuyên nhắc đi nhắc lại những từ ngữ hay câu nói ngắn hữu ích. Việc nhắc đi nhắc lại như vậy sẽ giúp trẻ nghe đi nghe lại hay xác nhận lại những gì mà trẻ đã hoc được từ bạn – điều này không gây sự nhàm chán đối với trẻ hay ngay cả đối với bạn.
 

Truyện tranh là 1 giáo cụ hữu ích cho trẻ

Hơn thế nữa, bạn có thể phản ánh lại những điều mà trẻ nói và mở rộng vấn đề ra:
  • Trẻ:  ‘Yellow’;
  • Bạn: ‘You like the yellow one.’ ‘Here it is.’ ‘Here’s the yellow one.’ ‘Let’s see. Yellow, red and here’s the brown one.’ ‘I like the brown one, do you?’

Bạn hãy nói thật chậm rãi và nhấn mạnh vào từ mới một cách tự nhiên mà không thay đổi ngữ điệu của ngôn ngữ, ví dụ như bạn muốn dạy trẻ gieo vần tiếng Anh, bạn có thể hỏi‘Which rhyme shall we say today?’ ‘ You choose.’ (Hôm nay chúng ta sẽ nói vần gì nhỉ? Con chọn đi), sau đó bạn có thể dừng lại để trẻ suy nghĩ và có sự lựa chọn riêng của trẻ. Thông qua các hoạt động và các trò chơi, bạn có thể dạy xen lẫn và thu hút sự chú ý của trẻ đến những cụm từ mà bạn thường sử dụng để bắt đầu mỗi lần học. Đây cũng là một phương thức giúp trẻ có thể sử dụng những câu yêu cầu ngắn như một phản xạ tự nhiên:‘Let’s play Simon says.’ ‘Stand there.’ ‘In front of me.’ ‘That’s right.’ ‘Are you ready?’

Cách biểu lộ trên khuôn mặt hoặc cử chỉ của bạn sẽ hỗ trợ rất lớn trong việc hiểu và tiếp thu kiến thức, sự liên hệ bằng ánh mắt đối với trẻ sẽ giúp bạn chắc chắc rằng trẻ hiểu bài hay không? điều này cũng khuyến khích trẻ nào nhút nhát có thể làm quen và nói một cách tự nhiên.Một quy tắc vàng mà bạn cần nhớ là phải biết dừng lại đúng lúc, có thể là một khoảng thời gian dài, khi trẻ cần nghĩ ngợi về điều gì đó mà trẻ lắng nghe trước khi trẻ sẵn sàng trả lời bạn.

Đang ở độ tuổi này, khả năng nói và diễn đạt của trẻ còn rất hạn chế vì vậy trong những khoảng thời gian mà bạn dừng lại cho trẻ suy nghĩ trước mỗi câu trả hỏi của bạn, có thể một câu chuyện vui hay sự thích thú từ một trò chơi nào đó sẽ đưa lại sự hào hứng cho trẻ, và quan trọng hơn nữa là tăng niềm hứng khởi với bộ môn tiếng Anh cho trẻ.

Trên đây là phương pháp dạy trẻ học Tiếng Anh khá hiệu quả để trẻ học nói tiếng Anh ở những năm đầu đời, khi trẻ lớn hơn  bạn có thể hạn chế phương pháp này và cho trẻ thử sức với ngôn ngữ và hoạt động khác mà chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn trong bài viết sau.
 
Biên tập: Thanh Hả
 

Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ em

Anh van thieu nhi - Trẻ em là một đối tượng học viên đặc biệt. Chúng thường tiếp thu những kiến thức mới theo cách không giống người lớn. Vậy đâu là yếu tố đóng vai trò quan trọng trọng việc tiếp thu ở trẻ
     Thời điểm:Hầu hết các chuyên gia đều tin tưởng rằng nếu sớm được tiếp cận với một ngôn ngữ thứ hai thì trẻ sẽ có thể sử dụng ngôn ngữ ấy thành thạo hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là càng sớm càng tốt. Theo nghiên cứu thì độ tuổi ‘đẹp nhất’ để học một thứ tiếng khác là 4 -7  tuổi. Tuy nhiên những trẻ bắt đầu học khi 13-18 tuổi thường bắt kịp rất nhanh những trẻ đã học ngoại ngữ sớm hơn chúng. Điều này chứng tỏ khi đã lớn hơn trẻ vẫn có thể học được ngoại ngữ.
     Dù ở độ tuổi nào thì kinh nghiệm, môi trường học tập, phương pháp giảng dạy và thực hành mới là những nhân tố quan trọng trong việc học ngôn ngữ của trẻ. Bên cạnh đó, dù ở độ tuổi nào việc học một thứ tiếng khác đều giúp trẻ phát triển những kỹ năng cần thiết trong tương lai. Chúng sẽ học được khả năng giao tiếp với người khác trong những tình huống “muôn màu muôn vẻ” của cuộc sống. Và dù trình độ thành thạo của chúng có ở mức nào thì việc học những ngôn ngữ mới và tìm hiểu các nền văn hoá khác nhau chắc chắn sẽ giúp trẻ mở mang tầm hiểu biết cũng như mở ra nhiều cơ hội học tập và làm việc hơn.
Theo những nghiên cứu mới đây, trẻ em thường “sợ” học tiếng bởi những lí do sau:
·         Cảm giác không thoải mái, căng thẳng hay phân tán tư tưởng.
·         Cảm giác bối rối vì những khái niệm trừu tượng khó hiểu về nguyên tắc ngữ pháp cũng như cách áp dụng chúng.
·         Những hoạt động đòi hỏi chúng phải tập trung chú ý trong một thời gian dài.
·         Sự nhàm chán.
·         Bị giáo viên chữa lỗi quá nhiều.
     Những trở ngại này thường gặp ở phương pháp giảng dạy truyền thống. Trong thực tế nghiên cứu cho thấy dạy học theo phương pháp truyền thống không có mấy tác dụng trong việc giúp trẻ học ngoại ngữ tốt hơn mà trái lại còn khiến chúng ‘chán’ thậm chí ‘sợ’ học. Sự gò ép không mấy hiệu quả khi dạy ngoại ngữ cho trẻ em. Chúng ta chỉ có thể tạo ra một môi trường thuận lợi cũng như cung cấp những nguồn thông tin hữu ích, những giáo trình đã được chọn lựa cẩn thận và điều chỉnh phù hợp với lứa tuổi cùng những cơ hội luyện tập thích hợp.
Vậy giáo viên cần dạy tiếng Anh cho trẻ như thế nào?
     Cách trẻ học ngoại ngữ: Để có những giờ dạy hiệu quả, người thầy không chỉ cần hiểu rõ thời điểm thích hợp hay trở ngại khiến trẻ “chán” học mà còn phải nắm được phương thức trẻ tiếp cận một ngôn ngữ. Dưới đây là những tổng kết về cách trẻ học tiếng của Talent Space
·         Có nhiều cơ hội tiếp xúc với ngoại ngữ đó.
·         Liên hệ các từ, mẫu câu với nhau và đặt chúng vào những ngữ cảnh rõ ràng, có liên quan chặt chẽ với nhau.
·         Sử dụng tất cả các giác quan của bản thân, quan sát và bắt chước, theo dõi và lắng nghe.
·         Khám phá, thử nghiệm, mắc lỗi và kiểm tra cách hiểu của bản thân.
·         Lặp đi lặp lại và cảm thấy tự tin khi chúng thiết lập được thói quen sử dụng kiến thức mới học được.
·         Cảm thấy được khích lệ, đặc biệt khi bạn bè chúng cũng đang học cùng thứ tiếng đó.
Hy vọng rằng với những gợi ý trên đây, giáo viên có thể chọn lọc những phương pháp thích hợp để việc dạy tiếng Anh cho trẻ em không còn là công việc khó khăn nữa.
 

Cách học tiếng anh hiệu quả nhất

Anh van thieu nhi - Học tiếng anh rất khó đôi với nhiều người đặc biệt là đối với học sinh tại trường. Vì tôi đã từng trải qua nên tôi biết khi đến giờ học tiếng anh sẽ chán ngắt như thế nào. Một số kinh nghiệm học mà tôi sưu tầm được áp dụng thấy cũng hiệu quả, tôi chia sẻ với mợi người để cùng học tiếng anh một cách tốt nhất.
1. Xem phim, các chương trình nước ngoài có phụ đề tiếng Việt. Đây là phương pháp giúp bạn trau dồi kĩ năng nghe. Hay bạn hãy tìm đọc những cuốn truyện nước ngoài. Khi gặp những từ không biết thì không được tra từ điển. Hãy cứ đọc và cố gắng đoán nghĩa của chúng, đây là kỹ năng đọc và nghe quan trọng mà nhiều người Việt đã bỏ qua. Tuy nhiên nếu thực hành thường xuyên, chúng ta có thể tự cải thiện khả năng này hoặc học và phát triển chúng với sự giúp đỡ của thầy cô giáo.
 2. Nghe những bản nhạc nước ngoài bạn thích, cố gắng thuộc nó, sau đó hãy dịch ra tiếng Việt và nhẩm theo. Phương pháp tuyệt vời này không chỉ giúp cho bạn có vốn từ vựng phong phú mà còn giúp bạn thư giãn nữa.
 
3. Viết tên tiếng Anh của mọi thứ trong nhà. Hãy dùng mẩu giấy stick nhỏ dán lên các đồ vật trong nhà, từ những thứ lớn cho đến những thứ nhỏ bé. Mỗi ngày khi sử dụng, hãy liếc qua những từ tiếng Anh ấy để nhớ chúng.

4. Nói chuyện với người bản xứ để trau dồi khả năng đọc. Nếu bạn ngại nói chuyện trực tiếp với họ hay địa phương bạn sống ít người nước ngoài, đừng ngại làm quen trên Facebook, sau đó mời họ chat Skype rồi cùng trò chuyện, vừa giúp ta có thêm nhiều mối quan hệ, vừa giúp bạn nói tiếng Anh lưu loát hơn.

5. Đừng quá dựa dẫm vào giáo viên, đôi khi tự tìm hiểu, mày mò sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn những cú pháp tiếng Anh khó. Hãy nhớ rằng, bạn là một người thầy tốt nhất cho chính mình.

6. Đặt mục tiêu du lịch nước ngoài. Làm sao có thể thoải mái vui chơi mua sắm ở một nơi hoàn toàn không sử dụng tiếng Việt!? Vì thế nó sẽ giúp bạn thôi thúc học tiếng Anh hơn đấy.

7. Có người yêu là người ngoại quốc thì sao nhỉ? Chắc chắn là trình độ ngoại ngữ của bạn sẽ "pro" hơn gấp nhiều lần vì mỗi ngày được nói chuyện, học từ mới từ người ấy.

8. Tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh. Học thầy không tày học bạn mà.

9. Học ở các trường có giáo viên nước ngoài dạy cũng là một trong những điều kiện tốt giúp bạn giỏi tiếng Anh hơn.

10. Và tiếp theo là nói. Dù bạn nói dở đến mức nào hay sao nữa thì hãy cứ nói và... nói. Đừng vội nản chí, đừng “chôn lấp” đi sự yếu kém của mình mà hãy luôn nhắc rằng "mình kém và cần phải cố gắng". Có giao tiếp nhiều, bạn sẽ phát hiện ra nhu cầu tìm thêm từ vựng và tìm thêm cấu trúc để nói.

11. Trí nhớ cũng rất cần thiết nếu bạn muốn giỏi tiếng Anh, hãy trau dồi khả năng ghi nhớ của mình. Rất nhiều nhân tài về ngoại ngữ đều có một trí nhớ rất khủng.

12. Học tiếng Anh mọi lúc mọi nơi có thể. Bạn có biết, khi Bác Hồ đi tìm đường cứu nước, Bác đã viết tiếng Anh lên tay mình để có thể vừa làm vừa học, mỗi ngày năm từ, mười ngày là 50 từ, cứ thế thì bạn sẽ có một lượng từ vựng lớn.

13. Xin bạn lưu ý rằng học tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình. Khi học từ vựng, bạn hãy bố trí sổ ghi chép của mình sao cho hợp lý. Đừng liệt kê một dãy dài các từ, ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra thành từng mục chẳng hạn:

Chủ đề: shopping, holidays, money... v..v…

Động từ và danh từ đi liền kề: do your homework, make a cake... v..v…

Động từ kép: to grow up, to fell off, to look after... v..v...

Ngữ cố định: on the other hand, in my opinion, by the way... v..v...

Thành ngữ: once in a blue moon, to be over the moon, out of the blue...
nguồn sưu tầm
 

Bật mí cách học giỏi tiếng anh

Có nhiều bạn học rất giỏi tiếng Anh, nhiều bạn khác cũng muốn biết làm cách nào mà các bạn học giỏi tiếng Anh như thế. Vậy các bạn ấy có bí quyết và kinh nghiệm gì không? Các kinh nghiệm được đúc kết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn cách học Tiếng Anh hiệu quả nhé.

 
1. Từ Vựng
Từ vựng đặc biệt quan trọng. Nếu bạn muốn nói, viết, đọc, nghe mà không có vốn từ thì coi như vứt đi. Vậy bí quyết học từ vựng là gì?
- Khi học bài trên lớp hoặc các trung tâm ngoại ngữ học đến bài nào bạn cố gắng học hết từ vựng của bài đó. Không để từ vựng bài này dồn bài sau vì khi đó từ vựng rất nhiều làm bạn nản. Cố gắng học đi học lại nhiều lần để không bị quên.
- Đừng chỉ ngồi nhìn và đọc. Bạn hãy cầm bút và giấy ghi các từ bạn muốn học và nghĩa của nó bên cạnh. Bạn đọc qua vài lần để cho nhớ qua qua. Sau đó bạn che phần nghĩa của từ cố gắng nhớ lại xem nghĩa của từ đó là gì và viết vào bên cạnh, trong trường hợp không thể nhớ thì bạn mở nghĩa ra xem lại. Rồi tiếp theo bạn che từ và cố nhớ từ đó là gì dựa vào nghĩa của nó. Bạn cứ làm như vậy 3-5 lần đảm bảo bạn sẽ học thuộc từ vựng.
- Không nên học quá nhiều từ/ngày bạn sẽ dễ quên. Tốt nhất là 5-10 từ
- Dùng FlashCards - Về cơ bản Flashcards là 1 mẩu giấy, 1 mặt ghi từ và mặt sau ghi nghĩa. Bạn có thể cầm flashcards này đi bất kì đâu có thời gian là mở ra xem và cố gắng đoán nghĩa của từ.
- Học bằng từ vựng bằng cách xem Tivi và phim song ngữ: Bạn có thể xem các phim và chương trình truyền hình song ngữ hoặc có phụ đề. Vừa xem bạn vừa giải trí mà lại học được thêm nhiều từ vựng mới dự vào tình huống.
- Học qua mp3: Hiện nay với công nghệ hiện đại bạn có thể tải và nghe các bài học từ vựng hoàn toàn miễn phí. Bạn copy vào máy nghe nhạc và học mọi lúc mọi nơi.
- Dùng hình ảnh: Thường chúng ta nhớ hình ảnh lâu hơn chữ do đó để tăng hiệu quả bạn có thể mua từ điển bằng hình ảnh về tham khảo.
- Mua từ điển tốt: Để học tiếng Anh và từ vựng thì không thể thiếu từ điển. Một quyển từ điển tốt là phải bao gồm đầy đủ nghĩa, cách dùng, ví dụ, các trường hợp dùng đặc biệt v.v.
2. Ngữ pháp
Ngữ pháp rất quan trọng khi học và thi tiếng Anh. Từ vựng có rồi mà ngữ pháp không biết thì bạn cũng chẳng nói, viết thành câu. Không như từ vựng, ngữ pháp có hạn. Bạn chỉ cần tập trung cố gắng học các ngữ pháp cơ bản rồi sau đó bạn sẽ cảm thấy rất dễ dàng.
- Nắm chắc ngữ pháp từng bài học bằng cách làm bài tập, làm càng nhiều bài tập thì khả năng ngữ pháp của bạn càng tốt
- Tìm mua sách ngữ pháp có chia ra các chủ đề và bài tập đi kèm, giải thích rõ ràng.
- Không ngại hỏi thầy cô bạn bè khi gặp cấu trúc ngữ pháp khó
3. Nghe
- Để học nghe hiệu quả thì bạn phải nghe thường xuyên, nghe nhiều thể loại như các bài học nghe, bản tin bằng tiếng Anh của BBC, VOA, CNN...
- Xem phim bằng tiếng Anh cũng giúp bạn cải thiện khả năng nghe vì nó thực tế với hoàn cảnh hơn là nghe trong bài học. Tuy nhiên khi xem phim thì nghe khó hơn do các nhân vật phải diễn tả cả cảm xúc nên lúc trầm lúc bổng.
- Luyện tập các bài kiểm tra nghe sẽ đánh giá lại thực chất khả năng nghe của bạn. Sau đó trả lời các câu hỏi. Bật và nghe lại nhiều lần đến khi hiểu bàn học thì thôi.
- Khi nghe có nhiều từ mới không hiểu thì nhiều khi bạn phải đoán ý dựa vào những từ đã nghe hiểu được. Sau đó xem lại nội dung bài nghe và ghi các từ mới đó và học thuộc.
4. Nói
Rất nhiều người nói rằng nói tiếng Anh thật khó. Bạn thử hình dung xem, bạn tập nói tiếng Việt từ khi sinh ra. Có nhiều từ nhiều câu tiếng Việt bạn nói đến cả nghìn lần thì sao bạn nói chẳng dễ. Tiếng Anh mới học mới nói tất nhiên là khó. Do đó
- Bạn không phải ngại khi tập nói tiếng Anh, vì bạn đang học. Bạn chỉ thật sự xấu hổ khi bạn cần đến nó nhất mà không nói được do bạn không chịu luyện tập. Bạn hãy cố gắng nói càng nhiều càng tốt. Mỗi lần nói là 1 lần bớt sai. Bạn sợ sai không nói thì bạn sẽ không bao giờ nói được.
- Tham gia các câu lạc bộ nói tiếng Anh. Có cơ hội nói chuyện với người nước ngoài hoặc người nói tiếng Anh thì phải tận dụng ngay để luyện tập cũng như học thêm về cách nói của họ.
5. Đọc
- Bạn hãy đọc mọi thứ có thể đọc và cố gắng hiểu nội dung là gì.
- Bạn bắt đầu bằng đọc các đoạn văn từ ngắn cho đến dài từ đơn giản đến phức tạp. Cố gắng trả lời các câu hỏi về đoạn văn nếu có
- Ghi lại các từ không biết và tra nghĩa
- Đọc lại toàn bộ tới khi hiểu đoạn văn nói gì thì thôi.
- Đọc nhiều chủ đề khác nhau để tăng vốn từ cũng như kỹ năng đọc. Ngoài ra đọc nhiều chủ đề sẽ giúp bạn làm quen với nhiều cách hành văn khác nhau.
6. Viết
Viết là tống hợp của các kỹ năng như từ vựng, ngữ pháp và cách hành văn.
- Viết từng câu từng đoạn ngắn một
- Viết xong rồi đọc lại rồi sửa đến khi nào bạn thấy thật sự hoàn hảo thì thôi
- Gửi cho giáo viên chấm và sửa bài của bạn sau đó bạn sẽ nhận ra lỗi của mình và tránh cho lần sau.
- Thường xuyên cập nhật từ vựng và ôn lại ngữ pháp sẽ giúp bạn không quên khi cần dùng đến một cấu trúc nào đó.
Nguồn englishteststore.net
 

Bí Kíp Giúp Học Giỏi Anh Văn

Mỗi ngày nên học ít nhất 2 lần. Mỗi lần khoảng 30 phút – 90 phút. Bộ não chúng ta không thể tập trung quá 120 phút liên tục đâu bạn ạ! Hãy nhớ chọn những thời điểm mình cảm thấy thoải mái và tập trung để học bạn nhé!

Học tiếng Anh

1. Mỗi ngày nên học ít nhất 2 lần. Mỗi lần khoảng 30 phút – 90 phút. Bộ não chúng ta không thể tập trung quá 120 phút liên tục đâu bạn ạ! Hãy nhớ chọn những thời điểm mình cảm thấy thoải mái và tập trung để học bạn nhé!

2. Có thể nói rằng từ vựng là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp bạn giỏi tiếng Anh. Tuy nhiên, học từ vựng không phải là “ráng” nhớ nó ngay lần đầu gặp giống như nhiều bạn nghĩ. Để “nhớ” và “sử dụng” được từ vựng, bạn cần phải “gặp lại” nó nhiều lần, thông qua ĐỌC và NGHE. Và … đừng quên “sử dụng” nó bạn nh

3. Luyện giọng bằng cách hát karaoke. Bạn hãy lên Youtube, gõ tên 1 bài hát, rồi gõ thêm chữ “lyrics”. Ví dụ: My heart will go on + lyrics. Mỗi ngày hãy luyện 1 bài hát bạn nhé! Hát theo ca sỹ thật tự nhiên, bắt chước lên giọng, xuống giọng, hát lướt, … Qua 1 thời gian bạn sẽ thấy giọng mình hay hơn hẳn!

4. “Ngại” nói tiếng Anh vì mình nói “chưa hay”. Sai lầm quá to bạn ạ. Càng nói, càng giỏi. Càng bắt đầu nói sớm, càng tốt đấy! Hãy tự đặt cho mình phương châm: “Níu mìn nói xai củng chẳn xao cả! Hi Hi” Vẫn hiểu mà, đúng không bạn!

5. Học tiếng Anh qua video. Bạn sẽ vừa nghe bằng tai, thấy bằng mắt. Quan sát được “cái miệng”, “ngữ điệu” của người nói. Hãy dành nhiều thời gian cho việc học qua video bạn nhé!
nguồn tuhocanhvan
 

3 tháng thanh toán 1 ngoại ngữ

Một phương pháp học giúp bạn rút ngắn được thời gian.

Ngày nay trên khắp thế giới, hơn 8 triệu người vẫn tiếp tục dùng phương pháp “hiệu quả nhất” để học một hoặc vài ngoại ngữ. Cách học gì mà hiệu quả như vậy...

Khi bạn học một thứ tiếng nào đó bạn có thể chọn một trong hai cách: hoặc là bạn học ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm…liên miên hết tháng này sang tháng khác, hoặc là bạn quay lại cách mà bạn học nói tiếng mẹ đẻ khi còn nhỏ.

Bạn có thể không nhớ, nhưng lúc bé bạn đả bắt đầu nói những âm đầu tiên, những từ đơn giản: bố, mẹ…rồi bạn bắt đầu nói những cụm từ mà có khi bạn chẳng hiểu gì cả. Rồi rất nhanh chóng, bạn đã nói bà hiểu được, rồi làm người khác hiểu được ý mình. Đây chính là cách học tốt nhất để học bất cứ ngoại ngữ nào.

Tại sao chỉ cần có ba tháng...

Là một đứa trẻ, bạn sẽ học nói do “vô tình” thôi. Cậu bé bắt chước bố mẹ mình mà không hề biết tại sao lại làm được như vậy. Với bạn, học ngoại ngữ lại khác. Bạn học có mục đích hẳn hoi. Vì thế, chỉ cần 3 tháng (mỗi ngày dành độ nửa tiếng) là đủ để bạn có thể nói dễ dàng bất cứ ngoại ngữ nào.

Học như thế nào...

Bạn mua một cuốn băng cassette (có kèm sách) cho trình độ ban đầu của ngoại ngữ bạn chọn. Các băng này đều do các chuyên gia ngôn ngữ dọan cả. Bạn bắt đầu nghe đi nghe lại băng này. Chính nhờ sự lặp lại này trên cassette, từ vựng và cách phát âm sẽ chặt vào bộ nhớ của bạn mà khỏi cần lo lắng lắm về “năng khiếu”, hay IQ của mình. Khi bạn nói ngoại ngữ mới này, các câu nói sẽ tự đến với bạn một cách tự nhiên như tiếng mẹ đẻ vậy. Có ba giai đoạn như sau:

1. Nghe: Trước tiên, bạn phải tập cho tai mình quen với những âm thanh của thứ tiếng mới. Nghe nhưng đừng có hiểu gì cả. Bằng cách đơn giản này, bạn sẽ dần nắm được những âm, ngữ điệu và các phản xạ ngôn ngữ - một yếu tố rất quan trọng khi học ngoại ngữ.

2. Đọc: hãy tìm đọc những cuốn sách ngoại ngữ đơn giản, có tranh ảnh minh họa. Vừa đọc text và các bài đàm thoại vừa tra từ mới. Ngữ pháp, động từ, cách diễn đạt, cùng các cấu trúc đặc biệt đều có trong bài đàm thoại cả. bạn sẽ ngấm chúng một cách tự nhiên mà khỏi cần nhọc công.

3. Nói: bạn nghe và lặp lại theo băng những âm, từ, cụm từ, rồi dần dà bạn sẽ diễn đạt hoàn chỉnh. Khi đã được rồi, bạn sẽ cảm thấy thiếu thốn từ vựng. Nhưng theo phương pháp trên bạn sẽ tăng vốn từ nhanh thôi. Tồi bạn sẽ nói được những câu dài hơn và hoàn chỉnh hơn. Hãy đi từ dễ đến khó, chỉ sau 3 tháng bạn sẽ thấy mình nói được ngoại ngữ mới một cách ngon lành.

Chúc bạn thành công.
 

Quyết tâm học giỏi tiếng Anh để có thu nhập cao

Kế hoạch bắt đầu là mỗi ngày tôi phải học thuộc 10 từ mới, học lại 10 từ đã học của ngày hôm trước và một cấu trúc câu ngữ pháp. Bên cạnh đó ngoài thời gian đi làm về tôi còn thức khuya để học kỹ năng nghe qua các video trên mạng. Tôi chăm chú nghe và đọc theo, cố gắng phát âm chuẩn theo họ.

Sinh ra và lớn lên tại một làng quê ở ngoại thành Hà Nội, ngay từ nhỏ tôi đã ý thức được rằng mình phải đỗ đại học để sau này có một công việc tốt, có thu nhập cao. Với ý nghĩ đó tôi luôn cố gắng trong học tập và không phụ công những năm tháng đèn sách. Sau khi tốt nghiệp cấp 3 tôi đỗ vào một trường đại học khối kinh tế. 

Học tiếng Anh

Ảnh minh họa

Bốn năm đèn sách miệt mài cứ tưởng rằng với tấm bằng loại giỏi tôi sẽ dễ dàng tìm được một công việc tốt nơi Hà thành, nhưng thực tế diễn ra không như những gì tôi vẫn nghĩ. Cầm tấm bằng cử nhân trong tay tôi chạy đôn chạy đáo khắp nơi nhưng đều chỉ dừng lại ở khâu phỏng vấn sơ loại. Lý do chính dẫn đến thất bại ê chề của tôi đó là thiếu kinh nghiệm làm việc, vốn ngoại ngữ còn nhiều hạn chế, đặc biệt là khả năng nghe và nói.

Tự nhận thấy mình chưa đủ khả năng để đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong các công ty lớn, các công ty liên doanh với nước ngoài, tôi đành xin vào làm việc cho một công ty tư nhân với mức lương chưa đầy 3 triệu đồng/tháng, và thầm lập kế hoạch tự học tiếng Anh để sau khoảng 1-2 năm sẽ đi tìm một công ty nước ngoài với thu nhập cao hơn. Vì với thu nhập hiện tại thì khéo chi tiêu lắm tôi mới đủ sống tại thủ đô này mà thôi.

Muốn vậy tôi phải thành thạo cả 4 kỹ năng ngoại ngữ nghe, nói, đọc, viết; cái mà ở trường ít khi được tiếp xúc vì thời gian trên lớp có hạn, thời gian nghe băng lại không có. Kế hoạch bắt đầu là mỗi ngày tôi phải học thuộc 10 từ mới, học lại 10 từ đã học của ngày hôm trước và một cấu trúc câu ngữ pháp. Bên cạnh đó ngoài thời gian đi làm về tôi còn thức khuya để học kỹ năng nghe qua các video trên mạng. Tôi chăm chú nghe và đọc theo, cố gắng phát âm chuẩn theo họ.

Cứ thế buổi tối thì tôi viết 10 từ mới ra một tờ giấy nhớ nhỏ và bỏ vào túi, trong suốt buổi làm ngày hôm đó lúc nào rảnh một tý, lúc nghỉ trưa là tôi lại lấy ra ngó và ghi nhớ, đồng thời ôn lại 10 từ của ngày hôm trước nữa. Một mẫu câu mới và ôn lại một mẫu câu cũ xong lại bỏ túi, khi nào quên lại lấy ra xem. Tối đến về nhà tôi lại tìm nghe các video, nghe và đọc theo, hôm nào cũng vậy, chẳng hôm nào là tôi ngủ trước 12h đêm. Ngày hôm sau vẫn phải dậy trước 6h sáng để sắp xếp mọi thứ, sinh hoạt, ăn sáng và đi làm.

Có những ngày làm việc mệt mỏi, tối đó tôi cảm thấy ể oải, căng thẳng, rồi cơn buồn ngủ đến nhưng lại nghĩ mức thu nhập chẳng được bao nhiêu, vừa mới lĩnh lương xong, cầm đồng lương trên tay mà bao nhiêu thứ phải chi tiêu nào tiền nhà trọ, điện nước đã ngốn của tôi gần cả triệu bạc rồi, lại còn ăn uống đi lại nữa. Đấy là tôi còn không hay la cà quán xá, cafe, vậy mà cuối tháng đều hết tiền trước.

Không lẽ giờ đi làm rồi lại về ngửa tay xin thêm tiền gia đình nữa hay sao? Mà gia đình ở quê mấy năm nuôi mình ăn học đã đủ mệt rồi, giờ còn xin thêm nữa thì làm sao tôi dám xin. Nghĩ đến đó, đến những ngày khốn khó ở quê nhà với sào ruộng, tôi lại quyết tâm đứng lên. Tôi đi rửa mặt mũi, chân tay và làm một số động tác cho cơn mệt mỏi, buồn ngủ qua đi để rồi mình lại ngồi vào bàn học tiếp, tiếp tục kế hoạch chinh phục vị trí trong công ty nước ngoài.

Mặt khác trong quá trình làm tôi không ngừng trau dồi các kỹ năng về sử dụng máy vi tính, kỹ năng soạn thảo, tìm kiếm kiến thức trên mạng, hay sử dụng phần mềm để phục vụ chính cho công việc mà mình đang làm. Tôi ghi nhớ chắt chiu tất cả những gì đã xảy đến với tôi, từ những thành công nhỏ, hay những sai lầm để bị chủ mắng trong công việc hiện tại, rồi từ đó rút ra cho mình những bài học quý báu về kỹ năng giao tiếp, làm việc với đồng nghiệp, cấp trên.

Thời gian thấm thoát trôi đi, tôi đã làm việc ở đó, sống cuộc sống như thế gần hai năm, kiến thức tiếng Anh, một chút kinh nghiệm trong công việc cũng đã có, tôi bắt đầu tạo hồ sơ và ứng tuyển các vị trí mà tôi đọc thấy họ đang đăng tuyển trên mạng, trên báo chí, trên đài... Những cuộc thi sơ loại, rồi phỏng vấn tiếng Anh tôi đều tự tin bước tới và vượt qua.

Tôi được nhận vào làm cho một công ty nước ngoài với mức lương khởi điểm cho hai tháng thử việc là 600 USD. Đến với môi trường mới, công việc mới với rất nhiều áp lực tôi lại phải căng sức ra để trau dồi, tích luỹ thêm những kiến thức mới để có thể trụ vững trên đôi chân mà giữ vị trí làm việc này. Đó là những ngày tháng rất đỗi khó khăn đối với tôi khi phải giao tiếp với đồng nghiệp và cấp trên gần như toàn bằng tiếng Anh. 

Mấy ngày đầu do nghe phát âm chưa quen lắm, tôi có nghĩ xem họ vừa nói những gì, từng chữ một, thế rồi công việc cũng quen dần. Tôi đã nghe được, nói được một cách dễ dàng hơn, công việc giấy tờ cũng dần đi vào quỹ đạo. Sau hai tháng thử việc tôi được ký hợp đồng mới với mức lương mới không phải là 600 USD nữa mà là 800 USD, và sẽ còn tăng hơn nữa trong tương lai.

Giờ đây mặc dù mới làm việc hơn năm tháng nhưng những khó khăn về tiền bạc đối với tôi đã vơi đi nhiều, tôi đã có đủ tiền để lo cho cuộc sống của mình đàng hoàng hơn, hơn thế nữa cũng có thể giúp đỡ được gia đình phần nào rồi. Mặc dù như vậy nhưng tôi vẫn chưa thấy thoả mãn, vẫn luôn tự nhủ với chính lòng mình rằng không được ngủ quên trên chiến thắng.

Ngoài những công việc ở công ty, hay những chuyến công tác dài ngày, một lúc nào đó có thời gian tôi vẫn không ngừng học hỏi, tìm tòi cho mình những kiến thức mới. Vẫn giữ thói quen học tiếng Anh và không ngủ trước 12h đêm mỗi ngày.

Cho dù thành công của tôi có được ngày hôm nay là chưa lớn nhưng tôi vẫn còn có tuổi trẻ, có được sự quyết tâm, chịu khó, có niềm tin vào tương lai. Vậy nên cuộc sống phía trước còn nhiều chông gai nhưng tôi tin với sự cố gắng không ngừng của mình, rồi thành công sẽ đến với tôi nhiều hơn nữa.

Theo VnExpress.net
 

Tiếng Anh thật không đơn giản như ta nghĩ

Anh van thieu nhi - Bạn thử nghĩ mà coi, ai đời từ company người nào đã học qua tiếng Anh đều biết là công ty. Thế nhưng xem phim, nhất là loại phim hình sự cảnh hai nhân vật ngồi trên xe bỗng một người nhìn vào kính chiếu hậu thốt lên: “We’ve got company” thì từ company qua cách dùng trong tình huống này buộc ta phải hiểu là cái đuôi (Có kẻ theo dõi chúng ta đấy).
Anh văn thiếu nhi

Đối với câu hỏi, học tiếng Anh cái gì là khó nhất, phần lớn cho đó là cách đọc, cách phát âm. Một ít người nói ngữ pháp tiếng Anh rắc rối. Theo tôi, khó nhất với người Việt chúng ta khi học tiếng Anh là cách dùng từ.
Bạn thử nghĩ mà coi, ai đời từ company người nào đã học qua tiếng Anh đều biết là công ty. Thế nhưng xem phim, nhất là loại phim hình sự cảnh hai nhân vật ngồi trên xe bỗng một người nhìn vào kính chiếu hậu thốt lên: We’ve got company” thì từ company qua cách dùng trong tình huống này buộc ta phải hiểu là cái đuôi (Có kẻ theo dõi chúng ta đấy). Rồi company trong câu We’re judged by the company we keeplại có nghĩa bạn bè – Người ta sẽ xét đoán bạn qua bạn bè mà bạn đang giao du.
 
Tuyệt nhất là một quảng cáo sử dụng lối chơi chữ, gán luôn cho company cả hai nghĩa trên. Một công ty sản xuất bao bì viết: We aren’t just known for our company. We’re known for the company we keep. Từ company đầu tiên có nghĩa là tên tuổi công ty còn company trong câu sau vừa có nghĩa khách hàng (sử dụng bao bì của mình) vừa là các công ty khác. Chúng tôi nổi tiếng không chỉ nhờ tên tuổi công ty. Người ta còn biết đến chúng tôi qua các công ty khách hàng của chúng tôi nữa.
 
Ở một mức độ khó hơn, ví dụrather và fairly đều dịch là khá nhưng khi dùng trong văn cảnh, chúng lại mang nghĩa khác xa nhau. We’re having rather cold weather for October – Tháng 10 mà thời tiết như thế này thì hơi lạnh. Như vậy rather mang ý nghĩa chê, thất vọng. Trong khi đó fairly mang ý khen. Oh, yeah, he’s fairly tall for his age. Cho nên nếu một em học sinh đọc xong một bài tập và nói, Oh, it’s fairly easy” sẽ khác với một em khác cho rằng bài tập đó rather easy. Có thể nói em đầu khiêm tốn hơn và em thứ nhì hơi chủ quan!
 
Phần lớn những trường hợp cách dùng từ ảnh hưởng đến nghĩa câu văn đều được giải thích rõ trong các cuốn sách ngữ pháp biên soạn nghiêm chỉnh. Như từ must và have to. Ở mức sơ cấp, sách giáo khoa sẽ cho hai từ này là đồng nghĩa; đến mức độ cao hơn, sách sẽ cho những ví dụ để cho người học thấy sự khác nhau giữa hai từ.
 
Ví dụ dễ nhớ nhất là trường hợp một anh chàng đến nhà người yêu chơi, một lúc sau, nhìn đồng hồ và nói,I’m afraid I have to go now.” (vì hoàn cảnh khách quan như bận việc mà phải đi chứ anh ta chưa muốn về chút nào). Ngược lại nếu anh ta nói, “I must go now.”là anh này muốn tỏ ý không muốn ở chơi nữa. Một cô thấy một kiểu áo mới đẹp quá nên nói, “I must save money to buy this” (quyết định phải để dành tiền là nảy sinh ngay lúc đó). Nhưng một cô khác khi có người hỏi vì sao phải tằn tiện đến thế mới giải thích: “I have to save money to go to university.” (quyết định dành dụm tiền để vào đại học là chuyện có chủ ý từ lâu.)
 
Các cuốn từ điển biên soạn công phu đều có một phần gọi là Usage để ghi rõ cách sử dụng từ đó, khác biệt với những từ tương tự như thế nào. Ví dụ hai từ đều có nghĩa là liên tục – continuous và continual. Nhưng continual loss of power during the storm có nghĩa là mất điện liên tục suốt trận bão (cứ có điện rồi mất điện miết). Còn continuous loss of power during the storm là mất điện hẳn trong suốt trận bão.
 
Ngược lại có rất nhiều trường hợp sự tinh tế trong cách dùng phải qua thực tế mới phát hiện ra. Ví dụ ai cũng biết housewife là người nội trợ như đàn bà Anh, Mỹ rất ghét từ này, họ cho rằng nó hạ thấp vai trò của phụ nữ và thích dùng từ homemaker hơn. Hoặc có nhiều từ đổi nghĩa tùy văn cảnh được dùng. It’s an inside job là gì bạn có thể đoán được không? Một công ty bị mất trộm, nếu có người tuyên bố như trên, ý anh ta nói có tay trong đấy.
 
Một điều lạ là loại từ tiếng Anh đơn giản thường gây khó khăn cho người học hơn từ khó vì từ đơn giản đôi lúc được dùng theo nghĩa mới, làm người nghe chủ quan, cứ hiểu theo nghĩa thường gặp. Ai từng học qua tiếng Anh đều biết từ good. Nhưng khi nó được dùng trong câu sau thì phải dè chừng: “I’m moving to Europe for good” vì for good là thành ngữ mãi mãi, đi luôn. Ngay cả những cụm từ xem chừng vô hại như as good as tưởng đâu là thể so sánh bằng nhau như thật ra chúng mang nghĩa gần như, hầu như. The $2,000 motorbike is as good as new – chiếc mô tô 2.000 đô kia gần như là xe mới. Hay cũng từ good dùng trong câu này chỉ tương đương như very: I’ll do it when I’m good and ready.
 
Như vậy, người học hay sử dụng tiếng Anh cần tạo cho mình thói quen cảnh giác trước các từ đã học nhưng khi dùng trong câu không còn bóng dáng nghĩa quen thuộc nữa. Đọc câu: “A top-of-the-range Yamaha two-stroke will be yours for the best part of $6,000.” bạn phải mạnh dạn xem lại từ điển loại tốt tìm thửbest còn có nghĩa gì khác để hiểu đúng cả câu. Bạn sẽ học được thêm nghĩa mới của cụm từ for the best part of là most: Một chiếc xe Yamaha hai thì loại xịn nhất giá gần cả 6.000 đô.
 
Lấy một ví dụ đơn giản nhất: nghe một ai thốt lên câu “Way to go!” bạn sẽ nghĩ nó quá dễ và không cần quan tâm, rằng way là con đường, to go là đi, vậy way to go là đi theo đường này (!!!) hay khá hơn, bạn có thể gán cho nó một nghĩa đúng là có dùng trong thực tế: đường còn xa, còn lâu mới xong.
Nhưng thật ra, way to go ở đây là một câu tán thưởng, “Chà, giỏi quá!” Một nước cờ hay, một giải pháp tức thời, một cú banh tuyệt vời, tất cả đều có thể tán thưởng bằng câu “Way to go!
 
Theo: iife
 

Cách tự học tiếng Anh cho teen!

Anh văn thiếu nhi - Ngày nay, hẳn các em thiếu niên không còn băn khoăn về tầm quan trọng của tiếng Anh nữa. Vậy chúng ta hãy cùng chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Anh để giúp nhau đạt điểm cao môn tiếng Anh trên lớp, làm cho bố mẹ vui lòng còn có thể đạt học bổng đi du học.

Ngày nay, hẳn các em thiếu niên không còn băn khoăn về tầm quan trọng của tiếng Anh nữa. Vậy chúng ta hãy cùng chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Anh để giúp nhau đạt điểm cao môn tiếng Anh trên lớp, làm cho bố mẹ vui lòng còn có thể đạt học bổng đi du học
1. Học bảng phiên âm tiếng Anh (các ký tự phát âm).
Việc này sẽ giúp bạn phát âm chuẩn xác kể cả khi có hay không có giáo viên hướng dẫn. Hơn nữa, hiểu rõ quy luật của phiên âm tiếng Anh sẽ giúp bạn có thể dự đoán được cách phát âm của một từ mới mà bạn chưa gặp bao giờ.

2. Trở thành khán giả thường xuyên của 1 hay 1 vài kênh truyền hình Anh hoặc Mỹ.
Ti vi là người thày dạy tiếng Anh thực tiễn tốt nhất và rẻ nhất. Ban đầu có thể bạn thấy không thể hiểu được họ đang nói gì, nhưng dần dần bạn sẽ quen với tốc độ và ngữ điệu tiếng Anh của người bản ngữ. Tiếp theo, bạn sẽ nắm bắt được ý chính của cuộc thảo luận hoặc bản tin.

3. Mang theo 1 cuốn từ điển Anh – Anh bỏ túi (chọn loại của các NXB lớn như Oxford, Longman, Cambridge, MacMilan) và hình thành thói quen tra cứu khi nghi ngờ về nghĩa, cách sử dụng hoặc cách phát âm của mỗi từ. Nếu dùng từ điển trên điện thoại hoặc máy tính, chọn audio dictionary để nghe được cả tiếng Anh Anh và Anh Mỹ.

4. Tích cực ghi chép, dùng bút nhiều màu và bút nhớ dòng để phân loại kiến thức trong quá trình ghi chép.

5. Xem phim có phụ đề tiếng Anh tối thiểu 3 lần/phim. Ví dụ: lần 1 – tắt hoàn toàn phụ đề, lần 2 – bật phụ đề tiếng Anh, lần 3 – bật phụ đề tiếng Việt.

6. Thuộc lời vài bài hát yêu thích, nghe kỹ cách phát âm và nối âm của ca sỹ. Tập hát sao cho thật giống với phát âm của họ.
 
7. Không gì tuyệt vời bằng phối hợp cả 5 giác quan khi học tiếng Anh. Vì thế, hãy tập viết nhật ký hàng ngày bằng tiếng Anh, mỗi ngày 1 đoạn ngắn khoảng 50 từ. Có thể rủ thêm bạn để luyện tập qua hình thức trao đổi email hàng ngày.
 
 
8. Tìm hiểu về văn hóa của các nước nói tiếng Anh.
Ví dụ, người Mỹ thích những người tự tin, tuyên bố “I can do it!” (Tôi có thể), còn người Anh thì có cảm tình với những người có kỹ năng thực dụng và khiêm tốn.

9. Tập viết chính tả là một cách dễ dàng và hiệu quả giúp phát triển kỹ năng nghe và chính tả. Nhờ một người bạn đọc vài đoạn văn trong báo hoặc trong sách để bạn viết ra những gì bạn nghe được. So sánh những nội dung bạn viết với văn bản gốc.

10. Đọc tin tức hoặc báo tiếng Anh, chọn chủ đề bạn thực sự quan tâm. Thêm nữa, thói quen đọc sẽ tiết kiệm cho bạn được rất nhiều thời gian cho việc học từ vựng hay ngữ pháp. Thỉnh thoảng trong khi đọc, bạn có thể đọc to lên để rèn phát âm.

11. Kết bạn với người bản ngữ. Nhớ là đặt thật nhiều câu hỏi để kéo dài cuộc thoại giữa bạn và người nước ngoài. Khi người khác hỏi bạn, không chỉ trả lời ngắn gọn đầy đủ những thông tin cơ bản. Ví dụ, nếu có ai hỏi bạn “Bạn có thích sống ở Hà Nội không?” đừng chỉ trả lời “Có” hoặc “Không”, mà hãy giải thích tại sao.

12. Ứng dụng ngay từ vựng hoặc thành ngữ vừa mới học. Bạn sẽ không bao giờ quên khi liên tục sử dụng những từ mới.

13. Tham gia các diễn đàn, cộng đồng mạng và câu lạc bộ, đặt câu hỏi và trao đổi về ngữ pháp với các thành viên trong cộng đồng đó.

14. Nếu có điều kiện, nên sống một năm ở một nước nói tiếng Anh, hoặc sống với gia đình người bản xứ.

15. Đăng ký tham gia lớp học tiếng Anh tại 1 trung tâm tiếng Anh uy tín và có sĩ số lớp nhỏ để được giáo viên chỉ dẫn và sửa lỗi.

Nguồn: edu

 

Bí kíp giúp học tiếng anh siêu tốc trong vòng 2-3 tháng

Để tiến bộ nhanh chóng thì bạn cần phải xây dựng cảm xúc. Bạn cần phải bị ám ảnh với tiếng Anh. Bạn cần phải có niềm đam mê và lòng nhiệt tình mạnh mẽ. Hãy nhớ rằng, cảm xúc chiếm 80% thành công, phương pháp chỉ là 20%. Làm sao để có thể học tiếng Anh siêu tốc trong vòng từ 2 đến 3 tháng? Dưới đây là mẹo giúp bạn có thể học tiếng Anh cấp tốc tốt hơn.

Học tiếng Anh

Làm thế nào để học tiếng Anh nhanh ? Làm sao để học tiếng Anh siêu tốc ? 
Mỗi tuần, tôi đều nhận được rất nhiều email về chủ đề này. Thông thường, mọi người đều hỏi tôi làm cách  nào để họ có thể nghe nói tiếng anh trôi chảy chỉ trong vòng 2 hoặc 3 tháng và hầu hết mọi người đều đang rất vội vã vì lý do họ sắp phải tham dự một kỳ thi tiếng anh hoặc sắp tham dự một buổi phỏng vấn xin việc.

Và dĩ nhiên, cách tốt nhất đó là bạn đừng đợi chỉ còn cách 2 tháng  (trước khi tham gia kỳ thi hay một cuộc phỏng vấn) thì mới nghĩ đến điều này ! Vậy làm thế nào để Học tiếng Anh nhanh ?

Đây thực sự là một câu hỏi rất thú vị. Vậy có thể học tiếng Anh nhanh  được không? Có thể học tiếng anh đạt tiến bộ nhanh chóng chỉ trong vòng 2-3 tháng  được không ?
Câu trả lời là  thể 

Nhưng tất nhiên, để có thể tiến bộ nhanh  nhóng thì đòi hỏi bạn phải học tiếng anh với cường độ cao và sự nỗ lực lớn lao.

Làm cách nào để bạn có thể thực hiện được mục tiêu này ? Làm thế nào để bạn học tiếng anh đạt tiến bộ cực nhanh ? Tôi sẽ đề nghị bạn làm gì để bạn có thể thực hiện mục tiêu to lớn này?

1. XÂY DỰNG CẢM XÚC YÊU THÍCH HỌC TIẾNG ANH
Điều đầu tiên và quan trọng nhất để bạn đạt được mục tiêu này đó là bạn phải có niềm đam  mê mạnh mẽ. Bạn phải có sức mạnh tinh thần cực kỳ lớn để có thể học tiếng anh cực nhanh . Tại sao vậy ? Bởi vì bạn sẽ phải học tiếng Anh 8-14 giờ một ngày ….và mỗi giờ, bạn cần phải có sự tập trung, niềm hứng khởi và cơ thể tràn đầy năng lượng.

Để tiến bộ nhanh chóng thì bạn cần phải xây dựng cảm xúc. Bạn cần phải bị ám ảnh với tiếng Anh. Bạn cần phải có niềm đam mê và lòng nhiệt tình mạnh mẽ. Hãy nhớ rằng, cảm xúc chiếm 80% thành công, phương pháp chỉ là 20%.

Để tạo niềm đam mê, bạn cần lý do rất thuyết phục để học tiếng Anh. Nếu mục tiêu của bạn chỉ cần làm tốt bài kiểm tra hay nhận được công việc mới thì đó chưa phải là một lý do đủ mạnh. Bạn cần lý do CỰC LỚN để có thể làm được điều này. Hãy tưởng tượng tất cả những lợi ích to lớn mà bạn sẽ có được khi bạn là người nói tiếng Anh thông thạo. Hãy tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ thay đổi sau 5 năm, sau 10 năm, sau 20 năm  nữa.

Nếu tiền bạc thúc đẩy bạn, thì bạn hãy tưởng tưởng tiếng Anh sẽ giúp bạn trở nên giàu có như thế nào. Bạn hãy hình dung ngôi nhà mơ ước của bạn, chiếc xe ước mơ của bạn, hay cuộc sống mà bạn mơ ước.

Nếu tình yêu thúc đẩy bạn, bạn  hãy tưởng tượng tiếng Anh sẽ giúp bạn gặp gỡ những người tuyệt vời từ các nước khác. Hãy tưởng tượng bạn đang hẹn hò với người bạn nước ngoài rất xinh đẹp hoặc rất đẹp trai ! Hãy tưởng tượng một mối tình  thật lãng mạn và thật thơ mộng có thể có được bởi vì bạn là một người nói tiếng Anh giỏi.

Bạn cũng nghĩ về những điều tồi tệ nhất có thể xảy ra nếu bạn không nói tiếng Anh tốt. Hãy tưởng tượng bạn sẽ bỏ lỡ nhiều công việc tốt. Hãy tưởng tượng bạn sẽ không bao gặp được những người bạn tuyệt vời. Hãy tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ  tồi tệ như thế nào do bạn không nói được tiếng Anh lưu loát.

Hãy làm cho lý do của bạn thật TO LỚN ! Lý do lớn hơn = Niềm đam mê lớn hơn. Niềm đam mê lớn hơn = Thành công lớn hơn.

Cảm xúc là chìa khóa. Hãy làm cho cảm xúc của bạn mạnh mẽ hơn!  Trở thành nỗi ám ảnh với tiếng Anh!

2. NẠP VÀO THẬT NHIỀU
Chìa khóa thứ hai để học tiếng Anh nhanh đó là nạp thật nhiều tiếng Anh vào bộ não. Bạn đừng lãng phí thời gian để học ngữ pháp hay từ vựng. Bạn đừng lãng phí thời gian để cố gắng để nói tiếng Anh.

Bạn nên dành toàn bộ thời gian của bạn có thể nghe tiếng Anh hoặc đọc tiếng Anh. Đây là phương pháp học nhanh nhất và hiệu quả nhất để nói tiếng Anh lưu loát.

Hãy luôn mang theo bên mình máy MP3 Player hoặc máy  iPod và luôn có một cuốn sách ở bên cạnh.

Cụ thể, bạn nên lắng nghe chủ yếu là các bài học Mini-Story, bài học Point of View, bài học Main Audio Articles (bài học chủ đề)  trong chương trình Effortless English A.J.Hoge. Đây là những bài học hay nhất và sẽ giúp bạn học nhanh nhất.

Bạn nên đọc tiểu thuyết tiếng Anh,  bắt đầu  từ những cuốn tiểu thuyết đơn giản và dễ hiểu dành cho trẻ em. Bạn tuyệt đối đừng bao giờ lãng phí thời gian đọc các sách giáo khoa.
 
3. HỌC VỚI CƯỜNG ĐỘ CAO
Để có thông thạo tiếng Anh chỉ trong 2-3 tháng, thì bạn phải tạo ra một cường độ học cực lớn. Nói cách khác, bạn phải nghe và đọc tiếng Anh từ 8 đến 14 tiếng một ngày. Bạn phải nghe tiếng Anh liên tục. Bạn phải đọc tiếng Anh liên tục.

Trong thực tế, tôi khuyên bạn nên xen kẽ hai hoạt động nghe và đọc. Bạn nghe tiếng anh một giờ đồng  hồ, sau đó bạn đọc một cuốn tiểu thuyết  tiếng Anh trong một giờ. Sau đó, nghe một giờ nữa và sau đó đọc tiểu thuyết  một giờ nữa.

Nếu bạn tập trung vào mục tiêu nói tiếng anh tốt thì bạn cần phải nghe nhiều hơn. Những bạn đừng lo lắng khi tiêu tốn thời gian cho việc đọc sách, vì đọc sách sẽ giúp bạn nạp vào bộ não rất nhiều từ vựng mới và hỗ trợ cho việc nói tiếng Anh của bạn.

Tất cả chỉ vậy thôi. Đây là phương pháp rất đơn giản của tôi để có thể nói tiếng Anh lưu loát nhanh .

Tất nhiên,không phải tất cả mọi người đều cần cải thiện tiếng Anh một cách nhanh chóng. Đối với hầu hết mọi người, nghe và đọc tiếng Anh mỗi ngày hai giờ là đủ.

Nhưng nếu bạn cần hoặc muốn trình độ tiếng Anh tiến bộ nhanh, bạn  hãy thực hiện theo hướng dẫn này của tôi.

Chúc bạn may mắn!
 
4. LỜI KẾT
Điều quan trọng hàng đầu để học tiếng Anh nhanh nhất thì trước khi ngồi vào bàn học tiếng anh, bạn cần dành ra vài phút để khởi động và xây dựng cảm xúc yêu thích học tiếng anh của bạn. Bạn hãy nạp thật đầy năng lượng thích học tiếng Anh trước khi bước vào học tiếng Anh. Nếu bạn học tiếng anh bằng cảm xúc và bạn học tiếng Anh bằng năng lượng thì bạn sẽ tập trung cao độ và học cường độ cao liên tục nhiều giờ mà không mệt mỏi. Khi đó bạn sẽ học tiếng anh siêu tốc.
                                                                                                                                                                         
Nguồn: anhngulacviet.com.vn        
 Tác giả : A.J.Hoge ( Effortles English )
 
 
Support : Copyright © 2013. Anh van thieu nhi | I-CLC LH: 01688809015(Ms Oanh)
Liên kết vàng: Du hoc Nhat Ban
Du học Nhật Bản - Giay nam - Giay nu - giay dep - giay thoi trang nu
Bảng Giá Quảng Cáo Google Adwords | Du Học Nhật Bản | Cho Thuê Website | Bảng giá thiết kế website trên mobile