tháng 10 2013 - Anh van thieu nhi | I-CLC
đồng hồ online - mua dong ho - Shop đồng hồ nữ - Đồng hồ nam giá rẻ

Tiếng Anh thiếu nhi

Đối tượng đào tạo:

Các khóa học Học sinh từ 6-12 tuổi. (Học viên cần được kiểm tra đánh giá đầu vào trước khi bắt đầu khóa học)

Mục đích đào tạo:

  • Khóa học Tiếng Anh thiếu nhi được thiết kế phù hợp cho từng nhóm tuổi theo phương pháp trực quan sinh động nhằm:
  • Giúp trẻ phát triển kỹ năng tiếng Anh một cách tự nhiên thông qua các bài hát, trò chơi và các câu chuyện bằng tiếng Anh nổi tiếng
  • Giúp trẻ học hiểu tiếng Anh không cần thông qua tiếng Việt; rèn luyện kỹ năng phát âm chuẩn và khả năng phản xạ tiếng Anh.
  • Giúp trẻ tiếp xúc tiếng Anh bản xứ ngay từ lúc nhỏ, xây dựng sự tự tin, tạo bước đệm vững chắc để bé bước lên những lớp tiếng Anh cấp độ cao hơn.

Khóa học

  • Tùy theo trình độ, học viên của chương trình Tiếng Anh Thiếu Nhi được chia thành 6 cấp độ (level), corresponding to Starters, Movers and Flyers.
  • Để bảo đảm học viên hoàn thành tốt từng khoá học, chương trình Tiếng Anh Thiếu Nhi tổ chức các buổi Kiểm tra Chất lượng thường xuyên ở giữa và cuối mỗi khóa, trên cả bốn kỹ năng: Nói, Nghe, Đọc, và Viết
  • Nội dung học được thiết kế phù hợp để chuẩn bị cho các kỳ thi Starters, Movers, Flyers của chương trình Cambridge
  • Mỗi học viên đều có “Học bạ Ngoại ngữ” (Language Portfolio) ghi lại kết quả, thành tích học tập và đánh giá của giáo viên và giảng dạy. 
  • Tùy thuộc vào thành tích và sự chuyên cần, học viên nhận được một trong các hạng chứng chỉ: Xuất sắc, Giỏi, Khá và Chuyên cần của Trung tâm Anh ngữ BSA.

Khả năng tiếng Anh của học viên sau khoá học:

Sau khi kết thúc khóa học Tiếng anh thiếu nhi gồm 06 cấp độ, các học viên sẽ:
Yêu thích tiếng Anh và tìm được niềm vui trong việc học tiếng Anh,
Mạnh dạn, tự tin và năng động hơn khi đứng trước đám đông, nhất là tiếp xúc với người nước ngoài; có phản xạ nhanh nhạy khi giao tiếp bằng tiếng Anh.
Có được nền tảng về phát âm chuẩn như người bản xứ và vốn từ vựng về những sự vật hiện tượng gần gũi xungquanh; nắm được cấu trúc ngữ pháp, thành ngữ đơn giản 
Tạo thói quen tư duy và sử dụng tiếng Anh hàng ngày.

Giáo viên giảng dạy:

100% giáo viên bản xứ được đào tạo bài bản về phương pháp giảng dạy Tiếng Anh thiếu nhi.

 

Chương trình anh văn giao tiếp - Quốc Tế Mỹ

Theo đánh giá của các nhà tuyển dụng thì đội ngũ nhân công người Việt Nam có trình độ chuyên môn khá nhưng khả năng giao tiếp tiếng Anh - ngôn ngữ thông dụng nhất hiện nay lại rất yếu. Nhược điểm này làm ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu suất công việc cũng như làm mất đi nhiều cơ hội thăng tiến.
Chương trình ANH VĂN GIAO TIẾP của trường Quốc Tế Mỹ - với nền tảng là Phương pháp giao tiếp (Communicative Approach) được xây dựng nhằm giúp học viên hoàn thiện 2 kỹ năng chính là Nghe và Nói.
Với một giáo trình tiên tiến, hệ thống học cụ hiện đại cùng đội ngũ giảng viên nước ngoài giàu kinh nghiệm, Trường Quốc Tế Mỹ sẽ giúp bạn toại nguyện.
Nhanh lên bạn, thời gian là vàng đó!

Hỗ trợ: Trong mỗi khoá học, giảng viên luôn theo sát từng học viên để nắm bắt khả năng tiếp thu bài học để có hướng hỗ trợ tốt nhất, giúp học viên đạt kết quả cao nhất trong khoá học. 
Sưu tầm.
 

Tiếng Anh Thiếu nhi (OEA Primary)

Mục tiêu khóa học:
Các khóa học được thiết kế riêng cho thiếu nhi lứa tuổi từ 7 đến 12, nhằm giúp các em phát triển các kỹ năng tiếng Anh và sự tự tin khi sử dụng tiếng Anh để giao tiếp trong cuộc sống và môi trường học tập quốc tế. Khóa học đặc biệt bao gồm nhiều chủ đề và tình huống lồng ghép học Anh ngữ và giáo dục giá trị sống cơ bản, giúp các em có thể tiếp cận và hòa nhập dễ dàng tại các trường tiểu học Quốc tế tại Việt Nam có sử dụng Anh ngữ hay học tập tại Châu Âu. Đặc biệt các giáo viên bản ngữ sẽ giúp các em sớm làm quen với cách phát âm và ngữ điệu chuẩn. 

Nội dung khóa học:

Tập trung vào việc phát triển các kỹ năng tiếng Anh như Nghe, Nói, Đọc, Viết. Đối với lứa tuổi thiếu nhi, việc học tiếng Anh của các em sẽ được thực hiện hiệu quả nhất với những phương pháp giảng dạy sinh động. Vì vậy nội dung các khóa học sẽ bao gồm nhiều trò chơi, bài hát, các hoạt động trên máy tính và truyền hình. Các chủ đề và hoạt động được lựa chọn kỹ càng giúp các em phát triển đồng thời năng lực Anh ngữ và năng lực nhận thức.
Tài liệu giảng dạy và phương pháp giảng dạy của các khóa học đều tương thích với nội dung của Khung Chuẩn Chung Châu Âu Về Ngôn Ngữ (CEFR) và các bài thi chuẩn hóa quốc tế của Cambridge dành cho lứa tuổi thiếu nhi như YLE và KET.
Ngoài ra, OEA Vietnam lồng ghép hoạt động ngoại khóa cho các em trong quá trình tham gia khóa học. Nội dung buổi hoạt động ngoại khóa sẽ được cụ thể với phụ huynh.
Kết thúc các cấp độ Starters 2, Movers 2 và Flyers 2, các em sẽ được OEA tổ chức tham dự các bài thi Tiếng Anh Thiếu Nhi (YLE – Young Learners English Test) của Hội đồng Khảo thí Đại học Cambridge, với cấp độ tương ứng (Starters, Movers và Flyers).

Cấu trúc khóa học:

Gồm 6 cấp độ: Starters 1, Starters 2, Movers 1, Movers 2, Flyers 1 và Flyers 2.
72 giờ/cấp độ.

Chi phí khóa học:

Kiểm tra đầu vào: Miễn phí (nếu theo lịch của OEA Vietnam).
Học phí: 6.900.000 đồng (cấp độ Starters 1, Movers 1 và Flyers 1).
7.300.000 đồng (cấp độ Starters 2, Movers 2 và Flyer 2)

*Khóa học bổ trợ ngữ pháp dành cho thiếu nhi:

Bên cạnh các khóa học theo 06 cấp độ trên, OEA Vietnam còn kết hợp các khóa chuyên sâu về ngữ pháp dành cho lứa tuối thiếu nhi với 06 cấp độ tương tự. Khóa học giúp các em nắm chắc các cấu trúc ngữ pháp, học cách tư duy ghép từ, ghép câu, viết câu, viết đoạn… Khóa học đặc biệt hữu ích với các em có nhu cầu ôn luyện để thi học kỳ, thi học sinh giỏi, thi vào các trường chuyên ngữ.
Mỗi cấp độ kéo dài 20h với 100% giáo viên Việt Nam. Sĩ số lớp học: 6-9 học viên/lớp.
Học phí khóa học: 2.500.000 đồng.

Quy trình đăng ký nhập học:
Học viên cần tham gia bài Kiểm tra đầu vào (Viết + Phỏng vấn với giáo viên bản ngữ) để xác định trình độ Anh ngữ hiện tại của mình. Bộ phận Tư vấn của OEA sẽ tư vấn khóa học phù hợp với trình độ của học viên.

Thời khóa biểu:
Học viên được lựa chọn thời khóa biểu phù hợp nhất.
 

Tư vấn dạy tiếng anh cho trẻ em

Anh van thieu nhi dành cho bé - Các bậc cha mẹ cần phải lưu ý nguyên tắc quan trọng hàng đầu khi học ngoại ngữ là phải tạo cho các em tâm lý thoải mái, yêu thích một cách chủ động chứ không nên tạo sự căng thẳng hay ép buộc trẻ.
Dạy tiếng Anh cho trẻ ở nhà phải đúng cách

Ở sân bay, có một cậu bé chừng 5 tuổi hễ gặp cái gì cũng hỏi "what is it?" và được người bố đi cạnh trả lời "it's a chair", "it's a fan"..., khiến hành khách ai nấy không khỏi ngạc nhiên.

Đó là cách mà anh Trung dạy tiếng Anh cho con theo hướng dẫn trong một cuốn cẩm nang.

Người cha cho biết, ngày nào cũng vậy, buổi sáng trước khi bé Bo (5 tuổi) thức dậy và ban đêm trước khi lên giường đi ngủ, anh đều bật bản tin tiếng Anh đài VOA cho con nghe. Theo lý giải của anh, mặc dù cháu còn nhỏ chưa hiểu nhưng cứ cho bé nghe tiếng Anh như thế sẽ đi vào tiềm thức, giúp bé sau này học ngoại ngữ dễ dàng hơn.
Anh văn thiếu nhi

"Tôi đúc kết từ kinh nghiệm của mình thời còn là sinh viên, suốt ngày mở radio tin tức hoặc những bài hát tiếng Anh bất hủ nghe. Làm như thế một phần giúp mình có cảm giác sống trong môi trường ngôn ngữ một phần, khi học những từ mình từng nghe cảm thấy rất dễ ghi nhớ", ông bố trẻ ở quận 3, TP HCM ,chia sẻ.

Thêm vào đó, mỗi khi có dịp đưa con đi đây đó, anh Trung luôn khuyến khích bé đặt câu hỏi "what is it?" (cái gì vậy) và anh là người trả lời cho con. Đó là lý do khi lên máy bay cậu bé thấy cái gì lạ lẫm đều luôn miệng hỏi bố "what is it?".

Cho rằng học ngoại ngữ là phải theo đúng quy trình "nghe - nói - đọc - viết" nên chị Kiều (quận Bình Thạnh) thường mở nhạc tiếng Anh cho bé Kim nghe từ khi mới lọt lòng. Đến khi con lớn lên, chị còn mua thêm đĩa phim hoạt hình có phụ đề hoặc mở kênh phim hoạt hình tiếng Anh cho bé xem.

Thỉnh thoảng cả nhà có dịp đi sở thú, vợ chồng chị lại chỉ cho con gái nhận diện các con vật và gọi tên tiếng Anh như thế nào. Nhờ vậy mà từ năm 5 tuổi, dù chưa học ngoại ngữ bé Kim đã biết đếm số tiếng Anh từ 1 đến 100, hát được vài bài tiếng Anh và biết gọi tên một số con vật như: hổ (tiger), thỏ (rabbit), kiến (ant), mèo (cat)...

Mỗi lần đi đến đâu, bé Kim tỏ ra thích thú khi được giới thiệu hát tiếng Anh cho mọi người nghe. Mấy hôm trước, trong bữa tiệc mừng thọ ông bà nội, cô bé tự tin cất cao giọng phát âm rành rõi từng từ trong bài hát tập đếm "One, two, three, four, five, six, seven..." và được mọi người vỗ tay tán thưởng.

Ngồi vỗ nhịp tay theo lời con hát, chị Kiều hãnh diện kể: "Bài hát này ngày nào tôi cũng mở cho cháu nghe từ năm 2 tuổi đến giờ. Trẻ con học ngoại ngữ nhạy hơn người lớn mình nhiều. Tôi cũng hỏi một số bạn bè làm giáo viên thì họ bảo việc nghe tiếng Anh mặc các cháu còn nhỏ không hiểu nhưng cứ để bé nghe rồi từ từ mới cho học nói - đọc - viết là tốt nhất".

Hiện nay trên một số diễn đàn mạng, các bậc phụ huynh cũng chia sẻ kinh nghiệm dạy tiếng Anh cho trẻ ở nhà khá phong phú. Như thành viên có nick name TuanLinh kể: "Nghe một số người bạn giới thiệu, ban đầu tôi cho bé học từ vựng theo quyển Let's go. Chỉ học một hai từ thôi, sau đó tôi và cháu chơi trò hỏi đáp qua lại, tôi nói tiếng Anh bé đáp tiếng Việt và ngược lại. Làm như thế bé mau nhớ lắm. Thấy con thích hát, tôi cũng mở bài hát tiếng Anh cho cháu nghe đi nghe lại rồi hát theo".

Còn chị Thu Hiền thì áp dụng phương pháp "trực quan" bằng cách dán tên tiếng Anh lên toàn bộ các vật dụng trong nhà bằng tiếng Anh và dạy cho con đọc. Theo chị Hiền: "Trẻ con bị thu hút bởi hình ảnh nhiều hơn. Có thể bé không thể nhớ hết nhưng mỗi lần sử dụng chiếc cốc, đôi đũa, cái chén... đều nhìn thấy chữ tiếng Anh thì bé sẽ thuộc".

Trao đổi với VnExpress.net về vấn đề này, thầy Phạm Tiến Dũng, công tác tại Tổ chức Giáo dục đào tạo Hi! Language school đánh giá cao việc phụ huynh Việt Nam ngày càng quan tâm đến việc trau dồi ngoại ngữ cho trẻ. Ông cho rằng điều đó là tốt, song các bậc cha mẹ cần phải lưu ý nguyên tắc quan trọng hàng đầu khi học ngoại ngữ là phải tạo cho các em tâm lý thoải mái, yêu thích một cách chủ động chứ không nên tạo sự căng thẳng hay ép buộc trẻ.

Theo ông Dũng, có nhiều cách dạy tiếng Anh cho trẻ. Bố mẹ thấy phương pháp nào hiệu quả hơn thì áp dụng cho con mình chứ không nên cứng nhắc. Đồng thời khi dạy ngoại ngữ cho trẻ, không nên trừu tượng mà hãy dùng những hình ảnh trực quan sinh động, tức là cho bé xem phim hoạt hình phụ đề tiếng Anh hoặc hình ảnh con vật, đồ dùng ghi tiếng Anh, trẻ sẽ thích thú hơn.

"Trẻ con có khả năng bắt chước rất tốt, nhất là giai đoạn từ 3 đến 5 tuổi, cha mẹ có thể bắt đầu cho bé làm quen với môi trường tiếng Anh. Tùy theo khả năng của con mà phụ huynh rành tiếng Anh có thể dạy cho trẻ hỏi một số mẫu câu cơ bản như: what is it, what's he doing... Sau khi trẻ hỏi, cha mẹ trả lời và ngược lại cha mẹ hỏi để bé trả lời", thầy nói.

Ngoài những cách cơ bản như cho trẻ nghe nhạc, xem phim hoạt hình phụ đề bằng tiếng Anh... phụ huynh có thể tham khảo thêm phương pháp "Hi! BO" (tức là dạy ngoại ngữ lồng ghép trò chơi và giáo dục kỹ năng sống). Tùy theo từng độ tuổi của trẻ mà dạy những từ ngữ từ dễ đến khó. Cụ thể thầy Dũng gợi ý một số trường hợp như sau:

- Dạy bé tự bảo vệ bản thân: Khi thấy lửa (tiếng Anh là fire), bé phải biết dùng các dụng cụ dập lửa như nước (water), cát (sand) hoặc bình cứu hỏa (fire extinguisher)...

- Làm sao để nhận diện người lạ (stranger), khi có người lạ đến nhà hỏi thăm hoặc đến trường đón về bé phải làm thế nào...

- Nấu đồ ăn cần có những vật dụng, nguyên liệu nào. Ví dụ như: nồi cơm điện (cooker), muối (salt), đường (sugar)...

"Phương pháp này vừa giúp trẻ học ngoại ngữ vừa trang bị kỹ năng sống cơ bản nhất cho các em. Mỗi khi bé học được một từ nào thì cha mẹ nên thưởng để khích lệ. Hoặc mỗi lần bé đòi mua gì, muốn đi đâu chơi thì thỏa thuận gọi tên được một vật gì đó mới cho phép thì trẻ sẽ có động lực học hơn", thầy Dũng khuyên.

 

Anh văn thiếu nhi: Trẻ Em Học Tiếng Anh Tốt Nhất Là Ở Độ Tuổi Mẫu Giáo

Anh văn thiếu nhi - Ở lứa tuổi mầm non 2-5 tuổi, trẻ đã có đủ khả năng để sẵn sàng học một ngoại ngữ. Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu trẻ được tiếp cận tiếng Anh ngay từ những năm đầu đời, trẻ sẽ trở nên tự tin hơn và sử dụng tiếng Anh thành thạo hơn khi trưởng thành. Với trẻ nhỏ, một điều nên tránh là không nên ép buộc trẻ khi học; trẻ cần phải được tạo cảm giác hứng thú chứ không phải bắt buộc.

Anh văn thiếu nhi
1. Có nên cho Trẻ em học tiếng Anh từ sớm?

Giai đoạn 2-3 tuổi là giai đoạn tốt nhất để học ngoại ngữ, đây là giai đoạn mà trẻ có thể thẩm thấu và phát âm ngoại ngữ một cách chuẩn xác nhất. Hầu hết các trẻ học tiếng Anh giai đoạn này đểu có khả năng nói tiếng Anh như người bản ngữ.

2. Trẻ có bị những vướng mắc gì trong việc phát triển khả năng ngôn ngữ khi học ngoại ngữ từ sớm không?

Câu trả lời là Không! Trẻ em trên toàn thế giới đều có thể học hơn 1 ngôn ngữ mà không gặp vấn đề gì trong quá trình phát triển các ngôn ngữ của trẻ. Tuy nhiên, phụ huynh cần cẩn thận cho trẻ học đúng phương pháp trong từng giai đoạn phát triển.

3. Bí quyết “tuyệt chiêu” Dạy tiếng anh cho trẻ:


Đặt một tên gọi ở nhà bằng tiếng Anh (nickname) cho con. Có khách đến nhà, giới thiệu với khách rằng “Cháu cũng có tên tiếng Anh đấy, con giới thiệu tên tiếng Anh của con cho bác đi xem nào!”.

Việc này sẽ giúp các em tự tin hơn và bắt đầu hình thành thói quen sử dụng ngoại ngữ trong cuộc sống. Ngoài ra, chắc chắn người khách của bạn sẽ khen “Cháu giỏi quá nhỉ!”, trẻ con thích được khen hơn bạn nghĩ đấy!

- Tạo cho trẻ hứng thú học bằng cách liên kết những gì các em thích với tiếng Anh, “dụ dỗ” để các em tự tìm đến tiếng Anh một cách hào hứng.

Có rất nhiều em nhỏ sau khi xem một chương trình trên kênh Disney Channel đã hỏi bố mẹ rằng “Tại sao các bạn ý lại cười, phim gì thế bố?”. Đây chính là những cơ hội quý báu để bạn cho con bạn biết được phần nào tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ hay chỉ đơn giản là dạy thêm cho con bạn một từ mới: “Phim Phù thủy xứ Waverly – Wizards of Waverly Place – đấy. Con có biết Wizard là gì không?”

Tương tự như vậy, có rất nhiều em nhỏ đã yêu thích một bài hát tiếng Anh đến nỗi chỉ trong vài ngày đã thuộc lòng được bài hát mặc dù phát âm chưa chuẩn và chẳng hiều bài hát nói về cái gì. Sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi các em thích, nghe và tự nhớ chứ không bị bắt buộc phải nhớ như trong lớp học. Việc này càng làm cho trẻ thích học tiếng Anh hơn, chỉ đơn giản là vì học tiếng Anh các em có thể hiểu được bài hát nói về cái gì và cũng có thể hát được thêm nhiều bài hát mới.

- Tạo cho trẻ một môi trường ngoại ngữ: khi chào con, bạn hãy chào cả bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Sau làm mẫu, bạn yêu cầu con cũng làm lại như vậy. Các em sẽ thấy đó là một việc nên làm, một việc công bằng vì bố mẹ cũng chào mình bằng 2 thứ tiếng.

Ngoài ra, phương pháp này có thể sử dụng với tất cả các đồ vật trong nhà. Từ giờ, trẻ sẽ được biết rằng mọi đồ vật trong nhà, cũng các em, đều có 2 cái tên: Quả táo còn có một cái tên rất dễ thương nữa là Apple…

- Luyện tập thường xuyên: Trong những lúc rảnh rỗi, hãy cùng con chơi trò chơi đố chữ bằng tiếng Anh. Mẹ hỏi bằng tiếng Việt và con trả lời bằng tiếng Anh hoặc ngược lại. Sau mỗi câu hỏi của mẹ thì đến lượt câu hỏi của con.

Thỉnh thoảng, với những kiến thức dễ, mẹ có thể có tình trả lời sai để con “sửa” cho mẹ. Đây là cách để trẻ không chán khi chơi. Tuy nhiên cần lưu ý đừng lạm dụng, nếu không bố mẹ sẽ mang một hình tượng không tốt trong mắt trẻ, làm mất đi lòng tin của các em.

(Nguồn: Anh văn thiếu nhi - IKIDS)
 

Học tiếng Anh cùng con: Bốn nguyên tắc cần ghi nhớ

Phụ huynh chính là những người giúp con học tiếng Anh tốt nhất và để trở thành người bạn đồng hành cùng con trong việc học tiếng Anh cùng con, phụ huynh cần phải hiểu và tuân thủ một số nguyên tắc nhất định.
Phụ huynh chính là những người giúp con học tiếng Anh tốt nhất - đó chính là quan điểm của Tiến sĩ Elaine Schneider, chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu tâm lý trẻ em tại Đại học Nova Southeastern University (Mỹ). Tuy nhiên, để trở thành người bạn đồng hành trong việc học tiếng Anh cùng con, phụ huynh cần phải hiểu và tuân thủ một số nguyên tắc nhất định.

Sau đây là một số chia sẻ của giảng viên Mitchell Willcox tại Language Link Việt Nam dành cho các bậc phụ huynh mong muốn giúp con nhanh chóng tiến bộ khi học ở nhà. Mitchel Willcox tốt nghiệp khoa Sư phạm tiếng Anh của trường Đại học Montana, Hoa Kỳ. Anh cùng với Chuck Norris và Bruce Lee viết hai cuốn sách rất nổi tiếng về phương pháp học cho thiếu niên nhi đồng là Walker, Project Maker và Bruce Lee’s YL Activitees.

“Viên đạn bạc”

Trong tiếng Anh, thành ngữ “viên đạn bạc” (“silver bullet”) xuất phát từ những câu chuyện và bộ phim về huyền thoại người sói. Con người đã tìm ra cách đối phó với loài sinh vật đáng sợ này, đó là sử dụng những viên đạn làm bằng bạc. Để ngăn chặn lũ người sói, những viên đạn bạc là cách đơn giản nhất. Tuy nhiên, việc tìm ra được “những viên đạn bạc” đó cho những vấn đề phức tạp dường như nằm ngoài sức tưởng tượng.

Lần nào cũng vậy, hầu như mọi buổi họp phụ huynh hay những lần trao đổi riêng với phụ huynh học sinh lớp Pre-Starters, họ đều hỏi tôi về những giải pháp như những “viên đạn bạc” đó. Điểm mâu thuẫn là dù không nhiều phụ huynh có thể sử dụng tiếng Anh thành thạo nhưng họ vẫn muốn con cái mình có thể luyện tập tiếng Anh tại nhà. Đó là một vấn đề hóc búa, nhưng dường như các bậc phụ huynh đều mong muốn tôi có thể đưa cho họ một website “bạc”, một cuốn sách “bạc” hay thậm chí một phác đồ thần kỳ biến việc luyện tập tiếng Anh tại nhà cho con cái họ trở thành đơn giản và dễ dàng.

Giá mà những thứ đó tồn tại, việc học một ngôn ngữ sẽ chẳng có gì phức tạp. Các em sẽ có thể học chủ yếu tại nhà và sử dụng ngoại ngữ thành thạo chỉ sau một thời gian ngắn. Nhưng điều này cũng hoang đường như câu chuyện về người sói và những viên đạn bạc vậy. Thực tế việc học ngoại ngữ và luyện tập sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả và có giá trị là một hành trình nhiều khó khăn.


Phụ huynh chính là những người giúp con học tiếng Anh tốt nhất.
Trước khi bàn về một vài phương pháp để những phụ huynh chỉ nói tiếng Việt có thể giúp con mình luyện tập tiếng Anh tại nhà, phụ huynh cần nhớ kĩ 4 điều sau: tích cực học và luyện tập đúng cách, tránh quá tải các bài tập làm trên giấy, không nên để ngoại ngữ thành một nỗi sợ hãi và sử dụng ở cả những hoàn cảnh không phù hợp, và luyện tập tại nhà có những hạn chế so với giờ học trên lớp.

Thế nào là tích cực học và luyện tập đúng cách?

Tại các buổi họp phụ huynh, tôi thường nghe hầu hết các bà mẹ chia sẻ về phương pháp học tiếng Anh cho con. Thường thì con họ sẽ phải thức dậy sớm mỗi sáng đề học ngữ pháp, buổi tối sẽ là làm những bài tập ngữ pháp hay các bài nghe từ đĩa CD. Và rồi họ băn khoăn vì sao với lịch học dày đặc đó mà không thấy sự tiến bộ của các em khi giao tiếp tiếng Anh hay vì sao các em không mạnh dạn nói tiếng Anh nhiều hơn khi đến lớp.

Lý do dường như rất rõ ràng: bởi chính các vị đã làm cho con mình ghét tiếng Anh với một lịch học quá căng thẳng. Sau mỗi ngày làm việc, không ai muốn tiếp tục phải làm quá nhiều bài tập về nhà. Do đó, giao cho các em một núi bài tập về nhà sẽ biến việc học tiếng Anh thành một hình phạt đáng sợ và hoàn toàn chán ngắt. Vốn dĩ việc học một ngôn ngữ mở ra một cánh cổng đến với thế giới của ngôn từ, ý tưởng, giải trí, du lịch và giáo dục. Các bà mẹ ép con mình làm nhiều bài tập bởi họ đều yêu con mình và mong các em thành công. Tuy nhiên, phương pháp đó chỉ đơn giản là phản tác dụng. Nếu trẻ không thích nói tiếng Anh thì chúng sẽ không bao giờ nói. Và nếu trẻ không nói tiếng Anh thì sẽ không bao giờ có thể tiến bộ.

Vì sao cần tránh quá tải việc làm bài tập trên giấy?

Bài tập trên giấy chính là những cách luyện tập bị động, tuy có ích nhưng tác dụng lại rất hạn chế. Bài tập trên giấy có thể giúp củng cố cấu trúc ngữ pháp vừa học và một hoặc hai bài tập có thể giúp các em ghi nhớ ngữ pháp. Nhưng không thể thực sự luyện một ngôn ngữ theo cách đó. Ví dụ như khi bạn đã hoàn thành một lượng bài tập trên giấy về một cấu trúc mới học, tiếp tục làm thêm những bài tập lặp lại tương tự sẽ hầu như không còn tác dụng. Vì đó là lúc bạn cần vận dụng những cấu trúc đó trong giao tiếp, lắng nghe mọi người sử dụng chúng và sử dụng trong văn viết. Phương thức luyện tập này giúp kết nối não bộ của con người một cách hiệu quả và lâu dài hơn những cách luyện tập thụ động.

Không nên ép trẻ nói tiếng Anh trong hoàn cảnh không phù hợp

Các phụ huynh thường thắc mắc vì sao con họ không nói tiếng Anh với những người nước ngoài gặp trên phố hay trong quán ăn và quên mất rằng trẻ em không hề thích nói chuyện với người lạ. Với chúng người lạ đôi khi rất đáng sợ. Hơn nữa, với trẻ em, những người lạ là người nước ngoài lại càng đáng sợ. Vì họ có những đặc điểm ngoại hình khác biệt và nói thứ ngôn ngữ các em không thể hiểu hết hay không quen sử dụng.

Mong các em giao tiếp tiếng Anh với những người nước ngoài xa lạ sẽ là áp lực lớn và có thể làm các em không thích nói tiếng Anh nữa. Hơn thế nữa, ngôn ngữ được hình thành trong những hoàn cảnh thích hợp. Nói cách khác, chúng ta sẽ chẳng bao giờ bỗng nhiên nói một điều gì đó mà không có lý do. Bảo các em nói tiếng Anh với người nước ngoài trên phố cũng là khiến các em ngẫu nhiên sử dụng ngôn ngữ không phù hợp hoàn cảnh. Bởi vốn dĩ các em và những người nước ngoài không quen biết không có chuyện gì để cùng nói cả. Việc đó giống như tôi giới thiệu các bạn với những người bạn Việt Nam tại Mỹ và bảo các bạn “hãy nói tiếng Việt đi”. Sẽ thật kỳ lạ và có thể khiến các bạn ngại giao tiếp.

Trẻ sẽ nhanh chóng nói tiếng Anh khi sống trong môi trường “thấm đẫm” ngôn ngữ này.
Luyện tập tại nhà có những hạn chế so với giờ học trên lớp

Bạn rất thành thạo tiếng Anh và mặc dù việc giúp các em luyện tập tại nhà rất có ích nhưng cũng có nhiều hạn chế. Và trường hợp bạn không thể giao tiếp bằng tiếng Anh, nơi duy nhất dạy con bạn học tiếng Anh là các lớp học. Luyện tập tại nhà qua những bài tập trên giấy có thể tăng động lực học và thậm chí bổ sung vốn từ vựng (tôi sẽ trình bày tiếp ở bài tiếp theo), tuy nhiên, tất cả những yếu tố đó không thể thay thế vai trò của các khóa học đào tạo chuyên nghiệp.


 
 
Support : Copyright © 2013. Anh van thieu nhi | I-CLC LH: 01688809015(Ms Oanh)
Liên kết vàng: Du hoc Nhat Ban
Du học Nhật Bản - Giay nam - Giay nu - giay dep - giay thoi trang nu
Bảng Giá Quảng Cáo Google Adwords | Du Học Nhật Bản | Cho Thuê Website | Bảng giá thiết kế website trên mobile